Thuộc địa bàn Thôn Yên Thành - Xã Cẩm Nam - Huyện Cẩm Xuyên - Tỉnh Hà tĩnh.
Ngôi đền là nơi thờ và tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc thời Cảnh Hưng đã hy sinh tại đây, là người có công khai khẩn và lập nên làng kẻ hầu, sau khi ông mất dân làng lập đền thờ và coi ông là thành hoàng Làng.
Thuộc địa phận Thôn Tây Đồng -Xã Cẩm Nam - Huyện Cẩm Xuyên – Tỉnh Hà tĩnh.
Di tích Đền Lộ Khê là nơi lưu giữ các tài liệu hiện vật có giá trị giúp chúng ta nghiên cứu tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp cũng như cuộc đời tham gia đánh giặc của Hương Cố Hoàng Văn Minh vào thế kỷ thứ 18. Các sắc phong của các triều vua nhà Nguyễn hiện được lưu giữ tại đền là những nguồn sử liệu quý giá về mặt lịch sử giúp chúng ta nghiên cứu về một nhân vật cụ thể là ông Hoàng Văn Minh, một người thầy giáo mẫu mực, một vị tướng tài của nhà Hậu Lê cũng như lịch sử của một thời kỳ oanh liệt nhất vào cuối thế kỷ 18,...
Nằm phía Đông Nam Núi Trôốc - thuộc địa phận Thôn Nam Mỹ Lộc (nay là thôn 3) - Xã Cẩm Huy - Huyện Cẩm Xuyên - Tỉnh Hà tĩnh.
Đền Lộc Sơn được xây dựng thế kỷ 15 là Công tình kiến trúc phục vụ việc thờ cúng, là nơi thờ phụng và tôn vinh công lao một nhân vậy lịch sử nổi tiếng đó là Cương Quốc Công Nguyễn Xí, người có công lao vô cùng to lớn đối với lịch sử dân tộc dưới 4 triều vua thời Lê.
Thuộc địa phận Thôn Hưng Mỹ – Xã Cẩm Thành – Huyện Cẩm Xuyên – tỉnh Hà Tĩnh.
Phát tích từ thế kỷ 16, đã được trùng tu phục chế sau 4 lần, lần gần nhất là năm 2007. Đây là nơi thờ tự Cụ Nguyễn Đình Dĩnh là hậu duệ 10 đời của tiến sỹ, thượng thư, quận công Đại Vương Nguyễn Hoành Từ; là hậu duệ 3 đời của Thái bảo Đế Vương Sư, Thái tể dũng lược Đại vương Nguyễn Đình Tường (Tường Quân Công).
Đền thờ Lê Phúc Nhạc nằm trên đồi Phượng Hoàng thuộc thôn Quang Trung I - Xã Cẩm Lạc.
Truyền thuyết kể rằng xưa kia có mẹ con người đàn bà nghèo khổ, góa bụa từ nơi khác đến sinh cơ lập nghiệp. Bà sinh sống bằng nghề bán nước chè ngoài chợ để kiếm kế mưu sinh, nuôi con ăn học. Tuy nghèo nhưng cậu bé Nhạc được trời phú tính thông minh lại rất ham học học một biết mười, chẳng bao lâu nổi tiếng
Thuộc địa bàn Thôn Quang Trung - xã Cẩm Duệ - huyện Cẩm Xuyên - Tỉnh Hà Tĩnh, Tháp Đá được xem là một công trình kiến trúc nghệ thuật nằm trên một dòi đất cao thềm cổ của Sông Ngàn Mọ hay còn gọi là Rào Cái (trước đây gọi là làng Phương Cai, xã Hoa Duệ, tổng Mỹ Duệ).
Nhà lưu niệm đồng chí Hà Huy Tập- Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam (1936-1938), ở làng Thổ Ngoạ, tổng Kim Nặc(nay là xã Cẩm Hưng), huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Di tích nằm về phía Tây cách đường Quốc lộ 1A hướng Bắc- Nam khoảng 500m.
Đền thờ Bình ngô Thượng tướng quân Nguyễn Biên ở làng Cát Thiên hay làng Hầu Thượng, tổng Vân Tán nay là xã Cẩm Huy, huyện Cẩm Xuyên. Nguyễn Biên còn có tên Nguyễn Dung, không rõ năm sinh quê ở xã Phù Lưu, huyện Phỉ Lộc nay là xã Hồng Lộc huyện Can Lộc. Vì ở quê đất chật người đông, nên ông đã đưa gia đình vào lập nghiệp tại động Choác thuộc làng Khả Luật, nay là xã Cẩm Hưng
Cách thị trấn Cẩm Xuyên khoảng 15 km về phía Ðông, thuộc địa bàn xã Cẩm Nhượng có di tích kiến trúc nghệ thuật được nhiều người biết đến - Chùa Yên Lạc, nơi đang lưu giữ hệ thống tượng pháp và một số hiện vật còn mang giá trị nguyên bản đã được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận di tích cấp quốc gia.
Thiên Cầm nằm ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 20km. Núi nằm kề biển tạo nên phong cảnh sơn thủy hữu tình, là điểm thu hút khách du lịch của tỉnh Hà Tĩnh.