UBND xã Cẩm Duệ, con cháu dòng tộc hõ Võ Phương vừa tổ chức lễ đón nhận bằng di tích lịch sử văn hoá cấp tĩnh đền thờ và phần mộ Võ Phương Trứ.
Lễ đón nhận bằng di tích lịch sử văn hoá cấp tĩnh đền thờ và phần mộ Võ Phương Trứ.
Theo gia phả của dòng họ Võ Phương và các tài liệu minh chứng cụ Võ Phương Trứ sinh năm 1870, trong gia đình nông dân ở làng Phương Phong, tổng Mỹ Duệ. Năm 27 tuổi cụ đạt vị trí Hương Á, khoa thi Hương tại trường thi Nghệ An. Đậu cử nhân Võ Phương Trứ được triều đình bổ nhiệm công việc trong Hàn lâm viện ở Huế, rồi thăng lên chức Biên tu quốc sử quán. Thời gian làm quan trong triều đình, cụ Biên Trứ là người cương trực, thẳng thắn, ghen ghét gian thần, bản lĩnh yêu nước thương dân đầy lòng nhân ái. Tuy làm quan ở hàn lâm viện nhưng cụ luôn canh cánh trong lòng làm sao rửa bỏ ung nhọt thối nát thực dân, làm cho quốc thái dân an.
Năm 1908 Võ Phương Trứ cùng một số nhà yêu nước khác đã vận động tổ chức nhân dân kéo ra tỉnh đấu tranh trực diện chống sưu thuế. Cũng như các sỹ phu yêu nước trên khắp Trung Kỳ tham gia phong trào đấu tranh chống thuế năm 1908, bị chính quyền thực dân phong kiến lùng bắt, kết án tử hình, bị tù đày như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng ... cụ Võ Phương Trứ bị thực dân Pháp bắt giam rồi bãi chức . Sau 3 năm nếm mật nằm gai, chịu mọi đòn roi tra tấn chốn lao tù. Cụ Võ Phương Trứ được tại ngoại về quê quản thúc , rũ bỏ chốn quan trường , thanh thản về quê mở trường dạy học. Trong qúa trình dảng dạy Võ Phương Trứ lại tiếp tục truyền đạo cho học trò tư tưởng yêu nước thương dân , chống thực dân phong kiến . Đến năm 1920 cụ Võ Phương Trứ qua đời trong nỗi đau thương, tiêc nuối, kính cẩn của con cháu họ hàng, ban bè gần xa và nhân dân trong vùng.
Các đồng chí lãnh đạo HĐND huyện, UBND huyện
trao bằng cho đại diện lãnh đạo xã và họ tộc cụ Võ Phương Trứ
Trước những đóng góp của cụ Võ Phương Trứ cũng như tấm lòng thương dân yêu nước, tinh thần đấu tranh chống thực dân phong kiến của vị quan Biên tu quốc sử quán Võ Phương Trứ, UBND tỉnh cấp bằng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh cho đền thờ và phần mộ Võ Phương Trứ. Thể hiện lòng tri ân của thế hệ hôm nay trong việc giữ gìn các giá trị lịch sử, văn hoá, giáo dục truyền thống yêu nước cách mạng cho muôn đời sau.
Hoài Thương- Ngọc Long