Cẩm Xuyên có nguồn văn hoá truyền thống dân gian hết sức phong phú, đa dạng và đậm sắc thái riêng.Bao gồm :Tri thức dân gian, Nghệ thuật dân gian và phong tục tập quán.
Cẩm Xuyên có nguồn văn hoá truyền thống dân gian hết sức phong phú, đa dạng và đậm sắc thái riêng.Bao gồm :Tri thức dân gian, Nghệ thuật dân gian và phong tục tập quán.
Tri thức dân gian:
Là những hiểu biết được ứng dụng hàng ngày trong đời sống nhân dân thường được đúc kết bằng ngữ văn dễ nhớ, dễ truyền bá, đó la những kinh nghiệm trong sản xuất những hiểu biết về thiên văn, thuỷ văn…
Gồm: Thiên văn- thời tiết; địa lý dân gian; tri thức lịch sử dân gian; y dược, triết lý, những kinh nghiệm ứng xử…
+ Về thiên văn- Thời tiết:
Rất được dân chúng quan tâm và những dự báo được nhân dân đúc kết thành ngạn ngữ, hò vè dễ lan truyền từ đời này sang đời khác, chẳng hạn: “Mưa sớm mai mài rạ đi rú”, tức là sáng sớm mưa đến nữa buổi là trời tạnh.
+ Về địa lý dân gian:
Cùng với những bài ca còn có những câu nói về đặc điểm của từng địa phương.
Ví dụ: Nhất Kinh Kỳ nhì Nhượng bạn là nói về cảnh buôn bán làm ăn tấp nập ở Nhượng bạn.
Lại có những lời truyền về gốc tích các thuỷ danh, địa danh: Ví dụ: địa danh Hồ ếch (Cẩm Quang) là vùng đất trũng hình con ếch.
+ Về tri thức lịch sử dân gian: Mỗi dòng, mỗi làng xã…đều có lịch sử của mình, được thể hiện bằng những câu ca, mẩu chuyện trong dân gian.
Chẳng hạn như:
ở xã Cẩm Thạch bây giờ có đồi đất đỏ trồng trầu rất tốt. Xưa, ông Triều và ông Chu cùng lên lập lại trại trồng trầu nên có tên là trại trầu, Kẻ Trầu.
Những bài ca, bài vè về các cuộc đi phu đắp đường, đào sông, về các nhân vật trong làng xã ngày trước…cho đến chuyện “anh hùng Phan Đình Giót” thời hiện đại đều là sử liệu dân gian có giá trị.
+ Về y dược, triết lý, những kinh nghiệm ứng xử…được đúc kết bằng những ca từ, mẫu chuyện, đại loại như:
* Về y dược dân gian: “bốn mùa ho hắng, mói (muối)trắng với chanh
Khan cổ thất thanh, rễ chanh sắc uống’’
* Về triết lý dân gian : “ Người sống hơn đống của”
* Về kinh nghiệm ứng xử: “ Lạt mềm buộc chặt’’