Nghệ thuật dân gian: bao gồm thơ ca, truyện kể, ca nhạc, dân gian, sân khấu, mỹ thuật dân gian, nghệ thuật kiến trúc, trang trí, mỹ nghệ và cả nghệ thuật phục sức, ẩm thực. Gồm: Thơ ca dân gian, truyện dân gian, ca nhạc dân gian, trò chơi dân gian, kiến trúc- mỹ thuật dân gian.

Nghệ thuật dân gian: bao gồm thơ ca, truyện kể, ca nhạc, dân gian, sân khấu, mỹ thuật dân gian, nghệ thuật kiến trúc, trang trí, mỹ nghệ và cả nghệ thuật phục sức, ẩm thực.

Gồm: Thơ ca dân gian, truyện dân gian, ca nhạc dân gian, trò chơi dân gian, kiến trúc- mỹ thuật dân gian.

 + Thơ ca dân gian: đó là những tục ngữ, ca dao, vè, những ca từ của cả vùng Nghệ Tĩnh, cả nước đuợc lưu truyền song song với những sáng tác dân gian của địa phương. Một số câu lưu truyền nói về thiên nhiên, hoàn cảnh sinh sống, làm ăn và tính cách của nhân dân Cẩm Xuyên ngày trước:

“ Trời ơi trời ở hai lòng

Giặc giã đã lắm, cực lòng ta thay ”

+ Truyện dân gian: Là những câu chuyện đựơc kể bằng văn xuôi.

Sự tích núi Thiên Cầm (rú Cùm): “Vua Hùng thứ 13 một lần tuần du Phương Nam, dừng chân dưới một hòn núi nhỏ bên bờ biển Đông, về sau là đất Kỳ La. Phong cảnh ở đây rất đẹp, nhìn ra bể, nước tiếp liền trời, triều lên sóng lượn như đàn rồng xanh đùa giỡn. Năng sớm chiếu xuống sườn núi ánh lên rực rỡ muôn màu. Đá hiện lên những hình dáng kỳ lạ, lại có hang động ăn sâu vào lòng núi…Trên mặt đá có dấu chân người in sâu vào trong không trung lại có tiếng đàn thánh thót. Vua lấy làm lạ, cho gọi người trong vùng đến hỏi chuyện, các phụ lão thưa với vua rằng : Dấu chân ấy là của người trên trời xuống chơi núi để lại, còn tiếng đàn kia là đàn tiên gãy trên trời. Vua bèn đặt tên ngọn núi nhỏ ấy là núi Đàn Trời, sau dịch ra chữ Hán là Thiên Cầm.

+ Ca nhạc dan gian: Ca hát là  nhu cầu của tất cả mọi người, và phổ biến ở khắp mọi nơi. ở Nghệ Tĩnh , các thể loại ca hát chính là hò lao động, hát ru con, hát ví, hát giặm. Các thể loại có tính chuyên nghiệp( hát sắc bùa, hát xẩm, hát trò Kiều, hát Bội, hát ả Đào…)

* Hò : Là lối hát xướng có tác dụng động viên tinh thần, tăng sức mạn và sự đồng đều,nhịp nhàng trong động tác khi lao động tập thể. Ví Như: Hò Nghệ, Hò Trị Thiên, Hò Sông Mã…

* Hát Ru : Bất cứ người mẹ , người bà, người chị nào cũng phải biết để ru con, ru cháu ,ru em.Tiếng ru chính là dòng sữa bồi dưỡng tâm hồn con trẻ Từ lúc nằm trong nôi.

Ví như : “Một ngày ba bận trèo non

  Thấy anh câu đục cần cù em thương”

* Hát ví- Hát giặm: Đây là dân ca đặc trưng nhất của vùng Nghệ Tĩnh, Thường là vào mùa cấy, mùa gặt, những đêm hè trăng sáng…

Có những câu chuyện về hát ví như: Về anh chàng tên là Tri Được, ở vùng Kỳ La nhà nghèo, phải đi ở cho một nhà giàu. Anh thật thà, siêng năng nhưng quá mê hát buộc chủ phải giao ước : Trả bao nhiêu công sá cũng được nhưng khi có cuộc hát , phải để cho anh được đi, công việc là bù sau..

Hát giặm cũng như hát ví, được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày ở gia đình, làng xóm….

Ví Như: “Đất Kẻ Chòi gặng gọi,

  Đẻ em ra nhẵng nhoi,

  Giá như con ông ròi(ruồi)

  Chân trấy (trái) dưa cũng vẹo

  Chân trấy bù (bầu) cũng vẹo”.

Ngoài cá thể loại dân ca trên,rãi rác ở các xã cũng có người hát trò(chèo), hát bội, hát xẩm….mà cùng với dân ca còn có dân nhạc, là loại đại nhạc

trống chiêng tế lễ, rước xách

+ Đồng Dao: Là loại hình hát có vần của trẻ em,vì khi hát Đồng Dao phải có các trò diễn thích ứng, có thể không kèm một biểu diễn nào mà vẫn hứng thú.Hát Đồng Dao có hát vui, hát tự sự, hát châm chọc… rất phong phú và đa dạng

 Ví Như :   Bài chơi thẻ

           “The the thẻ thẻ

   Bẻ quẻ đo trời,

Bẻ quẻ đo đất,

Các cậu lại chơi,

The the thẻ thẻ.”

+ Trò chơi dân gian: Có rất nhiều thể loại,như: Phường hát Xách Vừa, Cỗu Kiều, Cờ Gánh, Cờ Nhảy, Đánh Cày, Đánh Chuyền….Đây là những trò chơi mang đậm chất truyền thống, mà trong đó  mỗi trò chơi đều có những  nét riêng và rất phổ biến.

+ Kiến trúc- Mỹ thuật dân gian:

 * Kiến trúc dân gian gồm có nhà ở,đình chùa, lăng mộ, thành luỹ…

Một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo ở Cẩm Xuyên là khu lăng mộ của Đô Thái Giám Vinh Dương hầu họ Lê , Mỹ Duệ với tháp đá, tượng Phật, voi , ngựa…Công trình kiến trúc thành ,luỹ   quy mô lớn có Thành rú Thành ở làng Đại Tăng xã Cẩm Thạch và Luỹ Sác Tảo ở xã Cẩm Trung.

 * Mỹ thuật dân gian : Chủ yếu là tượng và tranh vẽ, cùng các tác phẩm chạm khắc, sơn thiếp ở đình, chùa. Như chùa Yên Lạc ở xã Cẩm Nhượng đến nay vẫn còn giữ được nét đẹp cổ kính, có nhiều loại tượng phật từ thời xưa( tượng Nam Tào, Bắc Đẩu, Hộ Pháp, Tam Thế và các pho tượng đồng ,tượng gỗ..).

Tranh dan gian trong chùa có bộ “Thập Điện” xã Cẩm Vịnh miêu tả nỗi đau khổ của những người bị trừng trị , phạt mắng khác nhau dưới địa ngục.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Bản đồ hành chính
PHÁT THANH CẨM XUYÊN
Thống kê: 256.447
Trong năm: 152.687
Trong tháng: 47.122
Trong tuần: 15.789
Trong ngày: 2.373
Online: 13