Hà Tĩnh là một tỉnh có dân số chủ yếu là người Kinh vì vậy tỉnh Hà Tĩnh mang đậm sắc thái văn hoá, phong tục tập quán của người Việt. Từ thời Hùng Vương Hà Tĩnh đã là một trung tâm của nền văn hoá Đông Sơn, là đất văn vật nổi tiếng thời Lê - Nguyễn. Đặc biệt người Hà Tĩnh có truyền thống hiếu học. Hà Tĩnh là quê hương và là nơi sản sinh nhiều bậc danh nhân như đại thi hào Nguyễn Du, nhà thơ và nhà kinh tế Nguyễn Công Trứ, nhà sử học nổi tiếng Phan Huy Chú…

Hà Tĩnh là một tỉnh có dân số chủ yếu là người Kinh vì vậy tỉnh Hà Tĩnh mang đậm sắc thái văn hoá, phong tục tập quán của người Việt. Từ thời Hùng Vương Hà Tĩnh đã là một trung tâm của nền văn hoá Đông Sơn, là đất văn vật nổi tiếng thời Lê - Nguyễn. Đặc biệt người Hà Tĩnh có truyền thống hiếu học. Hà Tĩnh là quê hương và là nơi sản sinh nhiều bậc danh nhân như đại thi hào Nguyễn Du, nhà thơ và nhà kinh tế Nguyễn Công Trứ, nhà sử học nổi tiếng Phan Huy Chú…

Vùng quê Hà Tĩnh là nơi lưu giữ được kho tàng văn hoá dân gian độc đáo vào bậc nhất của nước ta. Nhiều làn điệu hát dân ca: hát ví (phường vải, phường cấy, đò đưa…), hát giặm là những cống hiến đặc sắc của vùng đất này vào di sản văn hoá chung ở Việt Nam.

Theo các nhà nghiên cứu, ca trù và ca trù Cổ Đạm xuất hiện từ thời Triệu Đà, thời Lý Trần và hưng vượng nhất là giai đoạn hậu Lê đến sang nhà Nguyễn. Từng là một loại ca trong cung đình được giới quý tộc, vua chúa rất yêu thích. Nhóm biểu diễn thường có ba người, ca nương sử dụng luôn cả phách, sênh (làm bằng gỗ trắc và tre gõ vào nhau thành nhịp).

Liên hoan ca trù tại đền Nguyễn Công Trứ

Một nhạc công chơi đàn đáy, người còn lại chơi trống chầu kiêm luôn là người thưởng thức. Ca hay khen thưởng bằng tiếng tom chê bằng tiếng chát. Trang phục đều là áo dài cổ truyền màu đen hoặc màu gụ, ca nương đầu quấn khăn đen cuộn tròn khi biểu diễn. Tên gọi ca trù là một từ ghép có ý nghĩa rất rộng chỉ chung những ca khúc đạt mức độ chính quy và được diễn xướng trong các buổi lễ long trọng ở cung miếu, cửa quyền, ngoài đình hoặc được tổ chức mỗi khi có hội hè, lễ tiết. Hát ca trù đòi hỏi kỹ năng điêu luyện vì lối hát lên xuống liên tục nên cần tròn vành, rõ chữ, giọng hát sắc nét, đài các lịch sự, thảm thiết tài tình pha chút lẳng lơ làm say đắm người nghe nên rất được ưa chuộng, vì vậy nó được phổ biến ở nhiều nơi.

Trên đất nước ta có nhiều nơi nhân dân lập đền thờ tổ sư nghề hát ca trù như Hà Nội, Nam Định, Hải Dương, Thái Bình, Bắc Ninh… Nhưng Cổ Đạm- Nghi xuân theo truyền thuyết của địa phương thì vẫn là đền gốc thờ tổ sư ca trù là Đinh Lễ và Bạch Hoa (còn gọi là Thanh Xà Đại Vương và Mãn đào Hoa công chúa) là hai người được dân gian truyền tụng đã tạo nên thể loại ca trù và đi truyền dạy nhiều nơi.

Trong thực tế ca trù còn có ở rất nhiều nơi khác nữa như: Hà Đông, Hưng Yên, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An… Cố giáo sư Trần Quốc Vượng trong một lần trò chuyện với anh chị em nhóm địa phương học ở Hà Tĩnh đã cho biết: Ở Hàn Quốc, Nhật Bản cũng có loại hình ca nhạc giống ca trù, còn giáo sư Trần Văn Khê thì cho rằng gốc gác của ca trù còn có ở Ả Rập…

Như vậy ca trù có thể có ở nhiều vùng khác nhau. Tuy nhiên ca trù Cổ Đạm cũng có những đặc điểm khác biệt khi so sánh với những địa phương khác; ca trù Cổ Đạm hát nhanh hơn, không luyến láy ngưng nghỉ nhiều, hát nhàn nhã, thư thái, Phách đánh chìm và lửng… còn lại về hình thức và thể loại cơ bản đều gần như nhau.

Liên hoan Ca trù Toàn Quốc

Qua bao biến cố của lịch sử đã có những giai đoạn ca trù Cổ Đạm tưởng như biến mất. Tuy nhiên những nghệ nhân, những ca nương tâm huyết vẫn còn giữ trong mình những hoài niệm, những ký ức về một thể loại âm nhạc đã rất thịnh hành. Trải qua những chặng đường dài, nối tiếp từ đời này sang đời khác, thấm sâu vào máu thịt, trầm tích trong mỗi tâm hồn từ thuở cha ông nên những nghệ nhân này luôn mong muốn lưu giữ, bảo tồn và phát triển ca trù.

Thật may mắn là đến năm 1998, trải qua gần 60 năm vắng bóng trên sân khấu nghệ thuật, được sự quan tâm của Bộ Văn hoá - Thông tin trong chương trình quốc gia về sưu tầm, nghiên cứu giữ gìn và phát huy các di sản văn hoá dân tộc, ở Cổ Đạm đã có những cuộc hội thảo về ca trù đầu tiên.

Di sản văn hoá truyền thống phi vật thể còn được thể hiện dưới dạng các lễ hội cổ truyền tổ chức hàng năm ở nhiều địa phương thuộc tỉnh Hà Tĩnh


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Bản đồ hành chính
PHÁT THANH CẨM XUYÊN
Thống kê: 256.457
Trong năm: 152.697
Trong tháng: 47.122
Trong tuần: 15.789
Trong ngày: 2.383
Online: 19