Ăn và mặc là nhu cầu thiết yếu của con người, nhưng nó phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, khả năng và tập quán sản xuất vật chất, đông thời cũng chịu ảnh hưởng của triết lý sống của mỗi dân tộc, mỗi địa phương trong từng thời đại.Với vùng đất Nghệ Tĩnh, là vùng đất nghèo nên “ ăn chắc mặc bền” từ lâu đã trở thành triết lý sống trong dân dã.

1. Văn hoá ẩm thực- phục trang:

Ăn và mặc là nhu cầu thiết yếu của con người, nhưng nó phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, khả năng và tập quán sản xuất vật chất, đông thời cũng chịu ảnh hưởng của triết lý sống của mỗi dân tộc, mỗi địa phương trong từng thời đại.Với vùng đất Nghệ Tĩnh, là vùng đất nghèo nên “ ăn chắc mặc bền” từ lâu đã trở thành triết lý sống trong dân dã.

- Ăn Uống: Các loại thức ăn rất phong phú: Nhưng có hai loại sản phẩm quan trọng của Cẩm Xuyên là khoai và cá: “Cá cửa nhượng, khoai Mục Bài”.

- Đồ mặc: Người dân xứ Nghệ ăn mặc “ Không hoa hoè”, “ Cơm tấm ăn no,vải to mặc bền”.Hàng mặc ngày xưa chủ yếu là các loại vải to, tơ ngang, quần áo dân dã thưòng là màu nâu, đen, trắng . ở Cẩm Xuyên thì màu nâu vẫn là màu chủ đạo: “Nâu chợ Chùa nhuộm lạt lâu phai”. Đàn ông để tóc dài, búi bó…khi hội hè đình đám mới vấn khăn thâm về sau đội khăn đóng. Đàn bà,con gái đều vấn tóc, chít khăn, mặc mấn(váy). Đến đầu thế kỷ XX việc ăn mặc mới bắt đầu thay đổi trong một bộ phận nhỏ nhân dân huyện Cẩm. Thanh niên học sinh mang áo dài , quần trắng, đội mũ cát đi học. Còn công chức, giáo viên, học sinh ở huyện, làm việc ở thành phố thì ăn mặc có sự thay đổi rõ rệt. Đàn ông mặc âu phục, đàn bà mặc quần và áo dài.

2. Lễ hội:

Là sinh hoạt nhằm thoả mãn nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hoá của nhân dân, là bộ phận quan trọng trong đời sống tinh thần của mỗi cộng đồng cư dân. Lễ hội xuất phát từ nhu cầu tâm linh, là sự giao cảm  giữa con người với thế giới thần linh, cũng cố mối đồng cảm giữa con người với con người trong cộng đồng. Lễ hội gồm hai phần là phần Lễ và phần Hội

* Phần Lễ: Là hệ thống nghi thức( cúng tế, rước xách) biểu thị lòng thành kính và biết ơn với tổ tiên, thần, phật…Lễ có tế và rước(Thần), Tế thường theo nghi thức quy định sẵn, do các hào lão chức sắc đảm nhiệm. Rước thì hầu hết dân đinh, có khi cả nam và nữ, là biểu dương nghi trượng của Thần, tôn nghiêm mà vui.

* Phần Hội: Là một vài hoặc nhiều hoạt động văn hoá dân gian, hoạt động tự do, bình đẳng, tạo cho mọi người sự thoải mái, vui vẻ với các hình thức bên ngoà i(trống chiêng,cờ quạt) và các trò chơi, trò diễn.

ở Cẩm Xuyên, ngoài các hoạt động văn hoá thường thấy như :  Đua thuyền, đi cầu kiều, đánh đu, cờ thẻ, cờ người, tổ tôm điếm, hát trò kiều, hát bội, hát ca trù, múa chèo cạn…Còn có nhiều hình thức khá độc đáo khác : Thi vật,Thi trọi Trâu, đi Khắt Kheo và Nhượng Bạn có cuộc “thi chuyển đá” cùng trò diễn “chèo cạn”

3. Tập tục khác:

Phong tục tập quán ở Cẩm Xuyên, cũng giống như mọi nơi Hà Tĩnh, Nghệ Tĩnh. Đó là những tục lệ, tập quán trong sinh hoạt, làm ăn, trong hôn nhân, tang lễ, tế lễ…Ví như:

 - Người ta cho rằng người đạp đất “mở hàng” ngày đầu năm có quan hệ tốt hay xấu đến việc làm ăn của gia đình.

 - Dân Sơn Tràng vào rừng phải giữ mồm, giữ miệng, không nhắc đến tiếng “hổ”, “khái”, “rắn” mà phải nói tiếng là “ông”, “cụ”, “ông dài”, “cái chạc”, nếu không gặp hổ, gặp rắn. Lúc ra về phải nói “Trở cán rạ”, vì nói “về”, sợ thú rừng ma quỷ đi theo…

 - Dân chài vùng biển cho rằng ra đi gặp đàn bà không đen bằng gặp mèo hoặc có mèo lảng vảng quanh chỗ để lưới, để câu, người có tang cha mẹ trong vòng ba ngày bước xuống thuyền  cũng là điều gỡ.

Riêng ở Cẩm Xuyên có một số ít tục lệ như :

 + Tục Lệ lấy nước tiên ngày Tết : Dân hai làng Gia Hội, Cẩm Bào, trước hết nhà nào nhà nấy đều đi gánh nước Giếng Vàng và Giếng Đá là hai nơi nước ngọt tốt, lấy về dự trữ để nấu đồ cúng tổ tiên, ông bà.

 + Tục kiêng cúng tiết gà, tiết lợn ở đền ông Văn Hiền xã Cẩm Nhượng. Tương truyền vào thời Tự Đức có một toán nghĩa quân chống triều đình về Nhượng Bạn, được dân che chở, bảo vệ ra khỏi vòng vây cuả quan quân. Lý trưởng Nguyễn Văn Hiền ra nhận hết trách nhiệm về mình để dân khỏi bị tàn sát, nên bị chém. Nhớ ơn ông đã chịu chết chém cho làng, dân ở đây đã lập đèn thờ. Ngày giỗ Ông không dùng tiết gà, tiết lợn để cúng, tránh liên tưởng tới việc ông phải đổ máu một cách bi thảm …vv.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin cùng chuyên mục
    Bản đồ hành chính
    PHÁT THANH CẨM XUYÊN
    Thống kê: 256.484
    Trong năm: 152.724
    Trong tháng: 47.122
    Trong tuần: 15.789
    Trong ngày: 2.410
    Online: 11