Sáng ngày 15/1, Thị trấn Cẩm Xuyên đã tổ chức lễ Giỗ và khánh thành nhà Thượng điện di tích lịch sử Đền Bà Cẩm Bào. Đông đảo cán bộ, nhân dân, con em xa quê đã về dự lễ.

        Sáng ngày 15/1, Thị trấn Cẩm Xuyên đã tổ chức lễ Giỗ và khánh thành nhà Thượng điện di tích lịch sử Đền Bà Cẩm Bào. Đông đảo cán bộ, nhân dân, con em xa quê đã về dự lễ.

 


Đông đảo nhân dân đã về dự lễ khánh thành  nhà Thượng Điện và lễ giỗ Công chúa Lê Bà.

 

        Đền Cẩm Bào ở Tổ dân phố 4, Thị trấn Cẩm Xuyên được xây dựng vào thế kỷ XVII dưới thời vua Lê Ý Tông để thờ Công chúa Lê Bà (*) .Về kiến trúc của đền bà Cẩm Bào: Xưa kia ngôi đền có Thượng điện, tả vu, hữu vu, ban thờ cộng đồng, bái đường, cột nanh, tường bao. Đền năm 1928 đền được nhân dân góp tiền trùng tu, tôn tạo thành ngôi đền lớn, ngoài các hạng mục cũ được tôn tạo, trùng tu, nhân dân xây dựng thêm Hạ điện.  Trải qua hàng trăm năm lịch sử, đền thờ Cẩm Bào đã được nhiều lần trùng tu, tôn tạo nhưng chỉ mới quy mô nhỏ. 

 


 


Lễ giổ Công chúa Lê Bà được tổ chức trang trọng, đông đảo cán bộ, nhân dân, con em xa quê đã về dự lễ.

 

       Hàng trăm năm qua,  Đền là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân trong vùng, đặc biệt hàng năm vào ngày giỗ công chúa Lê Bà vào ngày 10 tháng 12 AL,  được tổ chức rất long trọng. Đền Cẩm Bào đã được UBND Tỉnh công nhận di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh.
 

 



Nhà Thượng Điện được làm bằng gỗ Lim, có diện tích gần 95 m2, được chạm trổ tinh xảo, đảm bảo thẩm mỹ, văn hóa truyền thống...

 

      Đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh của người dân, cũng như gìn giữ, bảo tồn  các giá trị văn hóa lịch sử. UBND Thị trấn Cẩm Xuyên đã trích một phần kinh phí, kêu gọi các doanh nghiệp, con em xa quê, nhân dân địa phương đóng góp để tôn tạo Đền với Tổng kinh phí dự kiến khoảng 6 tỷ đồng để xây dựng các hạng mục gồm: Thượng điện, nhà Bái đường, khuôn viên hàng rào, cổng Tam Quan… Hiện nay đã hoàn thành xây dựng nhà Thượng điện với tổng diện tích gần 95 m2, được làm bằng Gỗ với  kinh phí hơn 3,4 tỷ đồng. Thời gian tới, Ban vận động xây dựng Đền Bà Cẩm Bào sẽ tiếp tục kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân hảo tâm để tiếp tục xây dựng các hạng mục còn lại.

 


 

     Để đáp ứng cảnh quan chung của Đền, nhân dân ở trên tuyến đường đi vào đền Bà đã hiến hơn 1017 m2 đất, 620 hàng rào và hàng chục cổng nhà, đóng góp tiền, của, ngày công  để mở rộng tuyến đường.

 


Toàn cảnh Đền bà Cẩm Bào hiện nay.

 

   Công chúa Lê Bà là con của vua Lê Thần Tông (1), theo tương truyền nhân gian, bà là người con gái tài sắc vẹn toàn. Nửa đầu thế kỷ XVII, đất nước bị chia cắt bởi cuộc chiến tranh Trịnh –Nguyễn với 7 lần đại chiến kéo dài từ 1627 đến 1672. Để có chính danh, trong lần thứ 3 (1643) Chúa Trịnh đã rước vua Lê Thần Tông cùng đi Nam chinh. Trong lần này công chúa Lê Bà đã xa giá theo cha vào Quảng Bình. Sau 2 tháng đối trận chưa phân thắng bại, gặp lúc mùa hè, khí hậu oi bức, quân Trịnh bị bệnh nhiều nên Trịnh Tráng ( nắm thực quyền cai trị miền Bắc nước Đại Việt từ năm 1623 đến 1657) đành ra lệnh lui quân về lập doanh trại tại xứ Bàu Lau, dưới chân núi Phượng Hoàng thuộc vùng đất Kỳ Hoa ( Huyện Cẩm Xuyên và Kỳ Anh ngày nay) để phòng thủ. Thấy binh lính đói khổ, nhân dân li tán, công chúa Lê Bà đã cùng với  tướng lĩnh chiêu tập nhân dân, binh lính tổ chức khai khẩn đất đai để tăng gia sản xuất, cũng từ đó làng xóm nơi đây được hình thành. Một trong những công lao to lớn của công chúa Lê Bà là đã chỉ huy  khai khẩn 370 mẩu ruộng tại làng Cẩm Bào ( nay là Thị trấn Cẩm Xuyên )  rồi chia đều cho dân theo chế độ công điền, công thổ và xây dựng làng mạc trù phú. 

   Ghi nhận công lao của công chúa Lê Bà, vua Lê đã ban thưởng cho bà một chiếc áo Gấm. Bà đã chọn vùng đất làng Cẩm Bào xưa ( đúng vị trí đền Cẩm Bào, Tổ dân phố 4 - thị trấn Cẩm Xuyên ngày nay)  để đặt áo vua ban làm lễ tế công. Tên làng Cẩm Bào cũng vì thế mà có từ đó. Để ghi nhớ công ơn của bà, sau khi bà mất nhân dân làng Cẩm Bào đã lập đền thờ và tôn Bà làm Thành Hoàng của làng mình. Trong 2 câu đối bằng chữ Hán và chữ Nôm khắc trên cột nanh trước Cổng đền có nội dung: Mặt trước có đề dòng chữ: “ Ánh sáng chiếu rọi cùng vũ trụ. Tấm lòng trinh tiết rạng núi sông”. Mặt sau: “Năm sắc mây rồng tiền điện Thánh. Một vầng áo gấm, âm lòng dân” . Công chúa Lê Bà đã được các Vua triều Nguyễn như: Tự Đức, Khải Định, Đồng Khánh, Thành Thái ban nhiều sắc phong, trong đó đạo sắc của vua Tự Đức ghi rõ :

Lê Bà Thánh Mẩu nhất nương

Sắc phong bản cảnh thành hoàng ”

                                      ( Tự Đức tam thập nhi niên)

      * Một số hình ảnh tại lễ giỗ Công chúa Lê Bà và khánh thành nhà Thượng Điện.


 

 


 


 


 


 

          (1) Vua Lê Thần Tông: Sinh 1607 - 1662; đây là vị vua 2 lần làm vua: ( Trị vì 1619 – 1643 và 1649 – 1662), tên húy là Lê Duy Kỳ, là vị hoàng đế thứ sáu của nhà Lê Trung Hưng trong lịch sử Việt Nam)

 

                   Minh Sơn


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Bản đồ hành chính
PHÁT THANH CẨM XUYÊN
Thống kê: 218.511
Trong năm: 114.927
Trong tháng: 92.728
Trong tuần: 12.728
Trong ngày: 481
Online: 51