Sáng ngày 3/3 UBND xã Cẩm Dương, huyện Cẩm Xuyên và con cháu họ Ngô đã tổ chức buổi Tọa đàm khoa học Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Giao với quê hương Hà Tĩnh.
Sáng ngày 3/3 UBND xã Cẩm Dương, huyện Cẩm Xuyên và con cháu họ Ngô đã tổ chức buổi Tọa đàm khoa học Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Giao với quê hương Hà Tĩnh.
Dự buổi tọa đàm có GS – TS Ngô Đức Việt, Viện Hán – Nôm Việt Nam, lãnh đạo các phòng ban, Bảo tàng Tỉnh; Trung tâm Quảng bá xúc tiến du lịch và tạp chí Văn hóa thuộc sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh. Ở huyện có đồng chí Nguyễn Thị Bảo Ngọc – UVBTV, Phó chủ tịch UBND huyện, đồng chí Nguyễn Thanh Long – UVBTV, Trưởng ban Dân vận Huyện ủy và lãnh đạo phòng VHTT và DL huyện.
.jpg)
Tọa đàm khoa học Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Giao với quê hương Hà Tĩnh.
Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Giao là vợ của vua Lê Thái Tông, là Vương mẫu của vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) là một vị vua anh minh bậc nhất trong các triều đại vua, chúa ở Việt Nam. Vua Lê Thánh Tông là vị vua trị vì trong suốt 37 năm, là một trong những thời kỳ hưng thịnh nhất của triều Lê và quốc gia Đại Việt ở thế kỷ XV. Lúc bấy giờ Bà là người nết na, tài sắc vẹn toàn và có công rất lớn trong việc nuôi dạy vua Lê Thánh Tông thành tài và hiến nhiều kế sách quan trọng cho triều Lê trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Với nhiều cứ liệu lịch sử GS – TS Ngô Đức Việt, Viện Hán – Nôm Việt Nam đã phát biểu làm rõ danh xưng, thân thế, hành trạng của Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Giao, phân tích đánh giá vai trò của Bà trong đời sống văn hóa cộng đồng, mối quan hệ giữa việc phụng thờ Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Giao với tín ngưỡng thờ Mẫu hiện nay...
Tại buổi tọa đàm các sở ban ngành, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu văn hóa cũng đã tập trung trao đổi thảo luận đóng góp nhiều nội dung quan trọng nhằm nhận diện đầy đủ và sâu sắc hơn về nhân vật lịch sử, làm rõ danh xưng, thân thế, hành trạng của Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Giao, phân tích đánh giá vai trò của Bà trong đời sống văn hóa cộng đồng, mối quan hệ giữa việc phụng thờ Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Giao với tín ngưỡng thờ Mẫu hiện nay. Cùng với đó cần đi sâu làm rõ những giá trị di sản văn hóa vật thể như những giá trị nghệ thuật, kiến trúc cảnh quan, các hiện vật còn lưu lại tại Đền thờ Bà Chúa Hoàng THái Hậu Ngô Thị Ngọc Dao ở xã Cẩm Dương, huyện Cẩm Xuyên…

Buổi tọa đàm khoa học Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Giao lần này nhằm nhận diện những giá trị Lịch sử - Văn hóa của Hoàng Thái Hậu, qua đó bổ sung hoàn thiện thêm những tư liệu, tiến tới khai thác, phát huy, quảng bá những giá trị đặc sắc của di sản để phục vụ cho việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Đền thờ Bà Chúa Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Giao ở xã Cẩm Dương, huyện Cẩm Xuyên.
Di tích đền thờ Bà Chúa Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Giao được xây dựng dưới thời nhà Nguyễn thuộc thôn Hoàng Vân, tổng Vân Tán nay là thôn Hoàng Vân, xã Cẩm Dương huyện Cẩm Xuyên. Trải qua nhiều biến cố của thời gian nhưng ngôi đền vẫn giữ được 11 sắc phong và nhiều di tích văn hóa, lịch sử hết sức quan trọng và được UBND tỉnh xếp hạng di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh năm 2006. Với những cứ liệu tại buổi tạo đàm, UBND Xã Cẩm Dương và Huyện Cẩm Xuyên sẽ có những căn cứ cần thiết trình các cấp có thẩm quyền để đề nghị công nhận Đền là tích Lịch sử cấp Quốc gia.
Ngọc Long