Nguyễn Biên còn có tên Nguyễn Dung, không rõ năm sinh quê ở xã Phù Lưu, huyện Phỉ Lộc nay là xã Hồng Lộc huyện Can Lộc. Vì ở quê đất chật người đông, nên ông đã đưa gia đình vào lập nghiệp tại động Choác thuộc làng Khả Luật, nay là xã Cẩm Hưng.

Nguyễn Biên còn có tên Nguyễn Dung, không rõ năm sinh quê ở xã Phù Lưu, huyện Phỉ Lộc nay là xã Hồng Lộc huyện Can Lộc. Vì ở quê đất chật người đông, nên ông đã đưa gia đình vào lập nghiệp tại động Choác thuộc làng Khả Luật, nay là xã Cẩm Hưng.

 Tại đây ông đã tổ chức khai hoang, tích trữ lương thực, xây dựng lực lượng khởi nghĩa chống giặc Minh vào những năm 20 của thế kỷ XV, đã đánh nhiều trận vào quân đồn trú của giặc Minh, mở rộng khu căn cứ xung quanh. Để tiện việc chỉ huy và mở rộng lực lượng, sau 1 thời gian khởi nghĩa, Nguyễn Biên đã dời đồn chỉ huy từ Kẻ Cấm ra vùng Cát Thiên. Trong một thời gian ngắn, nghĩa quân đã kiểm soát được một vùng rộng lớn thuộc 2 huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên ngày nay. Năm 1425, Bình Định vương Lê Lợi đã vào lập căn cứ ở Đỗ Gia -Hương Sơn, Nguyễn Biên đã đưa toàn bộ lực lượng của mình gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Ông được phong là Bình Ngô Thượng tướng quân, chỉ huy nghĩa quân chiến đấu ở quê nhà. Nhưng trong một trận chiến đấu, ông bị thương nặng, quân sĩ đưa ông về đến làng Cát Thiên thì ông mất. Quân sĩ và nhân dân địa phương đã mai táng ông ở đây và về sau lập đền thờ ông trên nền dinh trại cũ. Nhân dân thường gọi đền này là đền Thượng tướng, do tổng Vân Tán phụng tự. Đền Nguyễn Biên ban đầu cũng chỉ là 1 miếu nhỏ, về sau được nhân dân cả tổng Vân Tán góp công của xây dựng to lớn với 3 toà lộng lẫy, tương truyền mộ ông được chôn ở phía sau đền. Ngày 12/8 âm lịch là ngày lễ tế của đền.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Bản đồ hành chính
PHÁT THANH CẨM XUYÊN
Thống kê: 262.974
Trong năm: 159.194
Trong tháng: 44.577
Trong tuần: 5.076
Trong ngày: 171
Online: 8