Chiều ngày 13/9/2017, UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội nghi trực tuyến về việc chủ động ứng phó với bão số 10. Dự hội nghị ở tỉnh có giám đốc các sở, thủ trưởng các ban ngành đoàn thể cấp tỉnh; Ban chỉ huy PCTT và TKCN các công trình trọng điểm; Giám đốc các công ty CP thủy điện Hồ Bốn Hương Sơn; Công ty thủy lợi Nam, Bắc Hà Tĩnh; Công ty CPĐT&PT Vũng Áng và 13 đầu cầu trực tuyến các huyện, thị xã, thành phố. Các đồng chí Đặng Ngọc Sơn –Phó chủ tịch UBND tỉnh và đồng chí Nguyễn Văn Việt – Giám đốc sở NN&PTNT tỉnh chủ trì hội nghị trực tuyến ở tỉnh.
Tại đầu cầu huyện Cẩm Xuyên tham dự có các đồng chí Đặng Quốc Cương - UVBCH Đảng bộ Tỉnh, Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UHĐND huyện; đồng chí Hà Văn Bình - Phó bí thư thường trực huyện ủy; đồng chí Phạm Đăng Nhật - Phó bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; Toàn ban thường vụ huyện ủy, Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể cấp huyện, Chủ tịch UBND 27 xã, thị trấn cùng tham dự.
Theo dự báo của trung tâm dự báo KTTV TW và các trung tâm dự báo bão Quốc tế thì bão số 10 sẽ ảnh hưởng đến khu vực tỉnh Hà Tĩnh, bão sẽ gây gió mạnh mưa lớn trên diện rộng. Đây là cơn bão rất mạnh, tốc độ di chuyển nhanh, phạm vi ảnh hưởng rộng. Để chủ động ứng phó với bão số 10 trước đó UBND Tỉnh cũng đã có công điện khẩn số 17 gửi các sở ban nghành cấp Tỉnh và 13 huyện, thị xã, thành phố. Tại hội nghị trực trực tuyến các sở ban ngành cấp tỉnh và huyện, thị xã, thành phố cũng đã báo cáo việc triển khai các phương án ứng phó với bão số 10 và tham mưu đề xuất việc xử lý những khó khăn cần giải quyết tại địa phương đơn vị mình.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị đồng chí Đặng Ngọc Sơn – Phó chủ tịch UBND tỉnh đã phát biểu chỉ đạo các sở ban ngành đoàn thể tỉnh và huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh cần tập trung chỉ đạo đơn vị mình chủ động ứng phó với cơn bão số 10, thông tin tuyên truyền trên các hệ thống thông tin đại chúng đến nhân dân một cách nhanh nhất, triển khai các phương án đảm bảo an toàn về người và tài sản tại các khu vực ven biển, vùng có nguy cơ xẩy ra lũ quét, các lồng bè nuôi trồng thủy hải sản đảm bảo an toàn. Khẩn trương thành lập các đoàn công tác xuống tận các xã, thôn xóm để chỉ đạo gúp dân thu hoạch vụ hè thu còn lại trước khi bão vào, bảo vệ cây ăn quả đẫ đến mùa thu hoạch. Theo giỏi kiểm đếm quản lý chặt chẽ việc ra khơi của các tàu thuyền đang hoạt động trên biển. Các địa phương, các công ty TNHH MTV thủy lợi Nam, Bắc Hà Tĩnh và các đơn vị liên quan chủ dộng vận hành tiêu thoát nước đêm đảm bảo an toàn khi bão vào…
Đồng chí Phạm Đăng Nhật - Phó bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện yêu các phòng, ngành, địa phương chủ động triển khai đồng bộ các phương án để ứng phó với bão số 10.
Sau hội nghị trực tuyến ở tỉnh, tại đầu cầu huyện Cẩm Xuyên, đồng chí Phạm Đăng Nhật – Phó bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện đã quán triệt các nội dung tại hội nghị trực tuyến đối với các cơ quan ban, ngành cấp huyện và 27 xã thị trấn về công tác ứng phó đối với bão số 10, trong đó đồng chí Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh các cấp các ngành từ huyện đến cơ sở cần chú trọng thực hiện tốt các phương án 4 tại chổ, phương án di dời dân, phương án đảm bảo các hồ chứa trên địa bàn và triển khai các biện pháp cho tàu thuyền về nơi trú ẩn an toàn. Giảm thiểu ít nhất có thể do bão số 10 gây ra cho người và tài sản.
Theo đó UBND huyện Cẩm Xuyên đã ban hành Công điện khẩn “ Về việc ứng phó với bão số 10”, yêu cầu các phòng, ngành, địa phương đình chỉ ngay các cuộc họp và các công việc chưa thực sự cấp bách, để tập trung cho công tác chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các phương án phòng chống bảo số 10. Đồn biên phòng Thiên Cầm, UBND các xã, thị trấn ven sông, ven biển bằng mọi biện pháp kịp thời thông báo, hướng dẫn chủ các tàu thuyền neo đậu tàu thuyền về nơi trú ẩn và neo đậu an toàn; nghiêm cấm tất cả các loại tàu thuyền ra khơi… UBND các xã, thị trấn theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; cảnh báo, triển khai ngay phương án PCTT – TKCCN, di dời dân khi có yêu cầu và thông báo kịp thời đến người dân để chủ động các biện pháp phòng, tránh, sẳn sàng triển khai các phương án đảm bảo an toàn về người, tài sản tại các khu vực ven biển, trên các lồng bè nuôi trồng thủy sản, hải sản, tại những khu vực thấp trũng ven biển, vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đến nơi an toàn, đặc biệt là vùng hạ du Kẻ Gỗ, vùng cửa sông, ven biển; Các phòng, ngành tùy theo chức năng, nhiệm vụ chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp để đảm bảo an toàn phòng tránh bão, mưa, lũ… Hệ thống thông tin từ huyện đến cơ sở thường xuyên thông báo diễn biến của bão, cảnh báo thiên tai đến người dân…
Ngọc Long