1. Thu - chi ngân sách
- Thu ngân sách trên địa bàn đạt 733.155 triệu đồng bằng 38,25% dự toán tỉnh giao và 32% dự toán HĐND huyện giao, và tăng 123,20% so cùng kỳ năm trước trong đó: Thu ngoài Quốc danh đạt 32%; Thuế thu nhập cá nhân 70%; Lệ phí trước bạ đạt 40%; Thu phí, lệ phí đạt 50%; thu khác ngân sách 62% và thu tại xã 40% kế hoạch. Bên cạnh đó một số khoản thu còn đạt tỷ lệ thấp dưới 20%, gồm: Thuế phi nông nghiệp, tiền sử dụng đất, tiền thuê mặt đất, mặt nước.
Thu ngân sách được hưởng theo phân cấp đạt 331.089 triệu đồng tăng 134,85% so cùng kỳ năm trước, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 402.066 triệu đồng tăng 115,02% so cùng kỳ năm trước
Chi ngân sách trên địa bàn đạt 835.239 triệu đồng bằng 140,35% so cùng kỳ năm trước trong đó chi đầu tư phát triển 157.904 triệu đồng tăng 104,20% so cùng kỳ năm trước, chi thường xuyên 275.269 triệu đồng giảm 40,8% so cùng kỳ năm trước, chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới 402.066 triệu đồng tăng 664,73% so cùng kỳ năm trước
2. Đầu tư và công nghiệp - xây dựng
2.1 Đầu tư phát triển
Tổng số vốn đầu tư phát triển toàn huyện trong 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 948.260 triệu đồng, bằng 123,07% so với cùng kỳ năm 2021 và bằng 68,57% so với kế hoạch; thu ngân sách trên địa bàn dự kiến 150.000 triệu đồng đạt 42,86% dự toán (KH 468 tỷ đồng) và bằng 63,8% so với cùng kỳ năm 2022
Tổng vốn đầu tư phát triển chia theo khoản mục đầu tư: Vốn đầu tư chủ yếu tập trung xây dựng cơ bản đạt 874.330 tỷ đồng bằng 128,22 % so cùng kỳ, chiếm 69,39% tổng nguồn vốn; các nguồn khác vẫn quan tâm đầu tư nhưng đạt thấp. Trong quá trình thực hiện đầu tư huyện quan tâm chỉ đạo thu hút nguồn vốn chủ yếu bằng nội lực của nhân dân và xã hội hóa.
2.2 Công nghiệp và Xây dựng
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp- Xây dựng tính theo giá so sánh ước đạt 811.520 triệu đồng bằng 60,16% kế hoạch, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó sản xuất công nghiệp tăng 5,16% và đạt 61% kế hoạch, tăng chủ yếu từ sản xuất vật liệu xây dựng, may xuất khẩu; hoạt động xây dựng tăng 15,3 % so cùng kỳ năm trước
- Triển khai tích cực các giải pháp phục hồi sản xuất kinh doanh, gắn với thích ứng dịch Covid 19 trong tình hình mới, hoạt động sản xuất công nghiệp, nhất là các cơ sở hoạt động trong cụm công nghiệp Bắc Cẩm Xuyên vừa đẩy mạnh sản xuất vừa thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch, đảm bảo dây chuyền sản xuất liên tục, không bị gián đoạn thị trường, lao động và các chuỗi cung ứng. Tiếp tục thu hút đầu tư 02 dự án vào Cụm công nghiệp Bắc Cẩm Xuyên; Hỗ trợ về thủ tục, pháp lý về quy hoạch, đất đai cho cơ sở sản xuất mây, tre đan để nhân rộng và phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ tại xã Cẩm Sơn. Kịp thời tổ chức rà soát, đăng ký kế hoạch khuyến công năm 2022 và chính sách hỗ trợ thiết thực cho cho các cơ sở sản xuất theo Nghị quyết số 86/2018/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh
Giá trị sản xuất ngành xây dựng theo giá hiện hành đạt 692.683 triệu đồng bằng 115,35 % so cùng kỳ, theo giá cố định đạt 452.542 triệu đồng bằng 119,09 % so cùng kỳ năm trước
- Tập trung đẩy nhanh thủ tục đầu tư các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là công trình xây dựng nông thôn mới;
- Hoàn thành thủ tục dự án đầu tư Hệ thống cấp nước sạch phía nam Cẩm Xuyên (hiện đang đăng ký danh mục xã hội hóa đầu tư để thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định). Tiếp tục xúc tiến đầu tư các nhà đầu tư chiến lược khảo sát nghiên cứu đầu tư tại Thiên Cầm, xã Cẩm Lĩnh và Khu du lịch sinh thái Hồ Kẻ Gỗ; đề xuất và triển khai thủ tục quy hoạch chi tiết các dự án đầu tư phát triển kinh doanh thương mại dịch vụ và khu dân cư đô thị; 02 dự án đầu tư cửa hàng xăng dầu và dịch vụ thương mại tại xã Cẩm Trung, Cẩm Hưng.
- Triển khai thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVI) về phát triển doanh nghiệp; có 24 doanh nghiệp thành lập mới, Đến nay toàn huyện có 233 doanh nghiệp; 150 hợp tác xã, cơ cấu ngành nghề sản xuất, kinh doanh phù hợp với tình hình, điều kiện lợi thế của địa phương, doanh nghiệp và hợp tác xã phát triển đã góp phần quan trọng trong tái cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội.
3. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Tổng giá trị sản xuất toàn ngành theo giá hiện hành đạt 2.054.624 triệu đồng bằng 110,36 %, theo giá SS 2010 ước đạt 1.152.298 triệu đồng bằng 108,41 % so cùng kỳ năm trước; trong đó:
3.1. Nông nghiệp
Giá trị sản xuất theo giá hiện hành đạt 1.708.233 triệu đồng bằng 109,52 %, theo giá SS 2010 đạt 964.559 triệu đồng bằng 108,17 % so cùng kỳ năm trước; trong đó: trồng trọt 528.135 triệu đồng bằng 115,86 %, chăn nuôi 339.534 triệu đồng bằng 102,18 %, dịch vụ nông nghiệp 49.052 triệu đồng bằng 106,25 % so cùng kỳ năm trước.
- Sản xuất cây hàng năm
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm toàn huyện đạt 14.299 ha bằng 102,98 % tăng 413 ha so với năm trước chủ yếu tăng diện tích lúa sau khi đo đạc lại diện tích tăng 176 ha, ngô 26 ha, rau tăng 64 ha, ……
+ Cây lúa: Diện tích toàn huyện đạt 9.676 ha bằng 101,85 % và tăng 176 ha so cùng kỳ năm trước đạt 9.500 ha bằng 52,5 % so kế hoạch, nhìn chung các xã ổn định diện tích gieo cấy lúa. Năng suất lúa cả năm đạt 58,68 tạ/ha, bằng 119,67 % và bằng 99,08 % so kế hoạch năm.
+ Cây Ngô: diện tích ngô đạt 270,13 ha bằng 110,38 % tăng 26 ha so cùng kì năm trước. Năng suất ước đạt 26,51 tạ/ha, bằng 101,17 %; sản lượng ngô đạt 716 tấn bằng 111,67 % và bằng 112,4 % kế hoạch.
+ Một số loại cây hàng năm khác: do thời tiết thuận lợi nên diện tích gieo trồng, năng suất sản lượng đều đạt kế hoạch đề ra.
- Sản xuất cây lâu năm
Ứng dụng một số giống mới chất lượng cao vào sản xuất như giống lúa ST24, ST25; Nhân rộng các mô hình đã cho hiệu quả kinh tế như: mô hình nuôi lươn không bùn, mô hình nuôi ốc bươu đen, mô hình nuôi cá rô đầu nhím, mô hình nuôi hàu sữa Thái bình dương, mô hình canh tác đa tầng nấc…Mô hình nuôi lợn hữu cơ tuần hoàn liên kết với tập đoàn Quế Lâm tại Cẩm Minh, quy mô 5 lợn nái, 50 lợn thịt/lứa; Mô hình nuôi trùn quế góp phần quan trọng chuyển đổi sản xuất theo hướng hữu cơ, tuần hoàn, nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Chăn nuôi: tổng đàn trâu hiện có 7.382 con bằng 113,22% tăng 862 con cùng kỳ năm trước; số con xuất chuồng đạt 860 con bằng 26,08 %, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 185 tấn bằng 118,59 % tăng 29 tấn. Tổng đàn bò hiện có 18.120 con bằng 104,86 % tăng 840 con so cùng kỳ năm trước, số con xuất chuồng đạt 396 con, bằng 85,07 % tăng 22 con; sản lượng xuất chuồng 1.180 tấn bằng 80,26 % tăng 50 tấn. Tổng đàn lợn 62.050 con bằng 102,15 % so cùng kỳ năm trước; số con xuất chuồng đạt 3485 con bằng 104,01 % tăng 211 con; sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 4289 tấn bằng 90,29 % 312 tấn do giá lợn tăng cao, trọng lượng mỗi con xuất chuồng thấp hơn cùng kỳ năm . Tổng đàn gia cầm 1.441 ngàn con bằng 106,49 % tăng 89 ngàn con chủ yếu tăng đàn gà so cùng kỳ năm trước….
- Thủy sản sản lượng khai thác thủy sản 6 tháng đầu năm ước đạt 6.110 tấn đạt 61,29% kế hoạch, tăng 2,5% so với cùng kỳ (trong đó: khai thác biển 5.492 tấn khai thác nội địa 618 tấn; Thu hoạch tôm nuôi 173 tấn, đạt 21,8% kế hoạch, bằng 104,85% cùng kỳ.
3.2. Lâm nghiệp
Giá trị sản xuất theo giá hiện hành đạt 35.613 triệu đồng bằng 174,37 %; giá trị sản xuất theo giá so sánh đạt 20.901 triệu đồng bằng 171,35 % so cùng kỳ năm trước.
Diện tích trồng rừng mới tập trung ước đạt 302,20 ha, bằng 188,86 % tăng 142 ha so cùng kỳ năm trước
- Tổ chức lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Nhân dịp Xuân Nhâm Dần năm 2022, kết quả các địa phương đã ra quân trồng 134.350 cây (gồm: 128.580 cây lâm nghiệp, 5.770 cây bóng mát), đạt 69,20%KH.
4. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
Được tập trung chỉ đạo ngay từ ngày đầu năm, kiện toàn BCĐ huyện, thành lập các tổ chỉ đạo; phát động các phong trào thi đua ra quân tập trung thực hiện theo tiến độ khung kế hoạch xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giảm nghèo bền vững và Chương trình OCOP trên địa bàn toàn huyện. Trong 6 tháng đầu năm đạt nhiều kết quả tích cực, trọng tâm là phát triển sản xuất; xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội; xây dựng Khu dân cư NTM kiểu mẫu, Vườn mẫu và chương trình Ocop.
Tổ chức tổng kết Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giảm nghèo bền vững và Chương trình Ocop năm 2021. Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Đề án huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 trình tỉnh phê duyệt. Triển khai các chính sách xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giảm nghèo bền vững và Chương trình OCOP trên địa bàn đạt nhiều kết quả tích cực
Các xã, thị trấn đã chủ xây dựng khung kế hoạch; ban hành các cơ chế chính sách, huy động nguồn lực để thực hiện, nhất là các nội dung gắn với xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao, nhiều xã thực hiện đạt kết quả tốt như: Cẩm Duệ, Cẩm Minh, Cẩm Lạc, Cẩm Lộc, Cẩm Thạch, Cẩm Hưng, Cẩm Sơn, thị trấn Cẩm Xuyên, thị trấn Thiên Cầm. Tổ chức các cuộc làm việc với các xã, thị trấn; tập trung cao triển khai các chuyên đề phát triển SXKD, nâng cao thu nhập cho người dân, các mô hình sản xuất an toàn theo hướng VietGAP, như: Sản xuất rau củ quả tại xã Cẩm Trung, sản xuất gạo tại Cẩm Bình; sản xuất rau công nghệ cao tại Cẩm Dương, Cẩm Phúc bước đầu cho kết quả tốt.
5. Thương mại, dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu thương mại, dịch vụ, du lịch đạt 1.347.840 triệu đồng, bằng 49,29% so với kế hoạch và tăng 9,03% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng thực phẩm tươi sống, vật tư nông nghiệp tiêu thụ mạnh; giá cả các mặt hàng thiết yếu tiếp tục ổn định. Công tác kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm được thực hiện quyết liệt, đảm bảo vừa ổn định sản xuất kinh doanh thích ứng an toàn dịch Covid- 19 trong tình mới. Thực hiện thủ tục gia hạn đến 31/12/2022 đối với 18 chợ trên địa bàn, theo hình thức không gắn quyền sở hữu tài sản. Tích cực triển khai các chương trình: bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2022- 2025; “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới giai đoạn 2022- 2025; hưởng ứng ngày “Quyền của người tiêu dùng 15-3 năm 2022”.
Các giải pháp phục hồi hoạt động du lịch được triển khai tích cực, nhất là phối hợp tổ chức Lễ hội du lịch biển Hà Tĩnh năm 2022 với chủ đề “Hà Tĩnh - Âm vang biển” tại khu du lịch biển Thiên Cầm, gắn với tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao (giải bóng chuyền nữ; giải đua thuyền, ga la “Thiên Cầm biển gọi”, ẩm thực đếm gắn với sản phẩm địa phương, Lễ hội cầu ngư Nhượng bạn…); với nhiều sản phẩm dịch vụ du lịch mới, tạo thêm sự đa dạng, phong phú cho du lịch Cẩm Xuyên, đồng thời hạ tầng, cảnh quan, môi trường khu Du lịch Thiên Cầm được quan tâm chỉnh trang, nâng cấp; đổi mới hình thức quảng bá; đảm bảo an toàn cho du khách được chú trọng, đã tạo điểm nhấn quan trọng, hấp dẫn du khách nội và ngoại tỉnh đến với du lịch biển Thiên Cầm, thu hút du khách với số lượng lớn nhất từ trước đến na
6. Giá cả
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 năm 2022 dự kiến tiếp tục tăng. Diễn biến về tình hình xuất khẩu lúa gạo tác động đến giá gạo trong nước. Vấn đề về nguồn cung tiếp tục là nguyên nhân khiến giá thịt lợn và các mặt hàng chế biến từ thịt lợn tiếp tục tăng. Bên cạnh đó, do yếu tố thời tiết nắng nóng kéo dài khiến nhu cầu tiêu dùng một số mặt hàng dịch vụ như hàng may mặc, đồ uống, điện lạnh, điện sinh hoạt, nước sinh hoạt tăng, kéo theo chỉ số giá các nhóm này tăng hơn so tháng trước. Cùng với việc giá xăng dầu được điều chỉnh tăng hơn do ảnh hưởng bởi giá cả thế giới. Có thể thấy, chỉ số giá bình quân 6 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm trước dự kiến cao hơn rất nhiều so với các năm gần đây. Qua đó, cần thiết có những giải pháp bình ổn thị trường trong những tháng cuối năm, hạn chế những bất lợi do giá cả tăng cao đến đời sống của người dân.
Công tác quản kiểm soát quản lý thị trường được phối hợp chặt chẽ giữa đoàn liên ngành và các điểm chợ; coi trọng việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tiếp tục chấn chỉnh, cũng cố các điểm giết mổ tập trung, tăng cường công tác kiểm tra hàng hóa kém chất lượng, các mặt hàng giải khát vv… Tiếp tục công tác kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm các điểm bán hàng thực phẩm tại các chợ, các quán ăn vv...
7. Về phát triển doanh nghiệp và kinh tế tập thể
- Triển khai thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVI) về phát triển doanh nghiệp; có 24 doanh nghiệp thành lập mới, Đến nay toàn huyện có 233 doanh nghiệp; 150 hợp tác xã, cơ cấu ngành nghề sản xuất, kinh doanh phù hợp với tình hình, điều kiện lợi thế của địa phương, doanh nghiệp và hợp tác xã phát triển đã góp phần quan trọng trong tái cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội.