1. Có được công chứng giấy khai sinh ở tỉnh khác?

Công chứng giấy khai sinh hay chứng thực bản sao từ bản chính giấy khai sinh là thủ tục mà cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao (bản chụp, bản in, bản photo…) là đúng với bản chính.

Về địa điểm chứng thực bản sao từ bản chính, Điều 8 Nghị định 23/2015/NĐ-CP nêu rõ, người yêu cầu chứng thực có quyền yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính tại bất kỳ cơ quan, tổ chức nào thuận tiện nhất trừ trường hợp chứng thực các loại hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất, người sở hữu nhà thì phải thực hiện tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất/nhà.

Đồng thời, người yêu cầu công chứng phải đến trực tiếp trụ sở của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để thực hiện trừ chứng thực di chúc, hợp đồng hoặc giao dịch và chứng thực chữ ký mà các bên là người già yếu, không thể đi lại được, đang bị tạm giam hoặc tạm giữ, thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác.

Khi đó, địa điểm chứng thực sẽ do các bên thoả thuận, người có thẩm quyền chứng thực có thể đến trực tiếp nơi các đối tượng trên cư trú để thực hiện việc chứng thực.

Như vậy, có thể khẳng định, công chứng giấy khai sinh ở tỉnh khác được. Việc chứng thực bản sao từ bản chính giấy khai sinh có thể được thực hiện ở bất cứ nơi nào thuận tiện nhất có thể cho người yêu cầu công chứng.

2. Thủ tục chứng thực giấy khai sinh mới nhất [2023]

2.1 Hồ sơ cần chuẩn bị

Do người yêu cầu chứng thực hoàn toàn có quyền công chứng giấy khai sinh ở tỉnh khác nên về thủ tục chứng thực cũng được thực hiện theo quy định hiện hành.

Cụ thể, hồ sơ cần chuẩn bị chỉ gồm bản chính giấy khai sinh để làm cơ sở chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực (nếu có). Ngoài ra, nếu giấy khai sinh này do cơ quan nước ngoài cấp thì phải được hợp pháp hoá lãnh sự trước khi yêu cầu chứng thực bản sao trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự (theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại).

2.2 Cơ quan thực hiện

Để chứng thực giấy khai sinh, người yêu cầu chứng thực có thể đến một trong các cơ quan, tổ chức sau đây:

- Phòng Tư pháp cấp huyện.

- Uỷ ban nhân dân cấp xã.

- Cơ quan đại diện ngoại giao, đại diện lãnh sự hoặc cơ quan khác được uỷ quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

- Văn phòng công chứng hoặc Phòng công chứng.

2.3 Trình tự, thời gian giải quyết

Để thực hiện chứng thực giấy khai sinh, người yêu cầu công chứng dựa vào trình tự các bước sau đây:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người yêu cầu chứng thực mang bản chính đến trụ sở của tổ chức, cơ quan có thẩm quyền chứng thực. Ngoài ra, người yêu cầu công chứng có thể in, photo… sẵn bản sao để chứng thực.

Bước 2: Thực hiện chứng thực

Tại bước này, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức thực hiện các công việc sau đây:

- Photo, in, sao, chụp… bản sao từ bản chính.

- Kiểm tra, đối chiếu thông tin, nội dung trên bản sao và bản chính.

- Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính.

- Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền vào bản sao và ghi vào sổ chứng thực.

Bước 3: Người yêu cầu công chứng nộp lệ phí và nhận bản sao chứng thực cùng với bản chính.

2.4 Lệ phí cần phải nộp

Căn cứ Điều 4 Thông tư 226/2016/TT-BTC, lệ phí công chứng giấy khai sinh ở tỉnh khác là 2.000 đồng/trang.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Bản đồ hành chính
PHÁT THANH CẨM XUYÊN
Thống kê: 117.747
Trong năm: 16.522
Trong tháng: 15.079
Trong tuần: 13.091
Trong ngày: 427
Online: 0