Tiếp tục thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấy cây trồng nhằm tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích, xã Cẩm Mỹ đã liên kết sản xuất 6ha ớt cay.
Tiếp tục thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấy cây trồng nhằm tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích, xã Cẩm Mỹ đã liên kết sản xuất 6 ha cây ớt cay.
Xã Cẩm Mỹ liên kết sản xuất 6 ha cây ớt cay
Là địa phương có ưu thế về đất đồi bãi, vụ xuân này xã Cẩm Mỹ đã chuyển đổi trồng 6ha ớt cay Sừng Bò và Chỉ Thiên. Việc sản xuất của bà con nông dân ở đây được UBND xã đứng ra ký liên kết với Công ty TNHH Nam Dược Đông Á ở Thanh Hóa. Theo đó công ty sẽ hướng dẫn kỷ thuật và bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân theo giá thị trường ở thời điểm thu hoạch, trong đó đảm bảo tối thiểu là 5000đ/kg.
Làm đất và ủ bao ni lông để trồng cây ớt cay
Theo ông Lê Quanh Nghĩa – Chủ tịch UBND xã Cẩm Mỹ cho biết : “ Với mục đích chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích và cũng để nhân dân tin tưởng sản xuất, xã Cẩm Mỹ đã cho một số hộ dân, cán bộ Thôn tham quan học tập mô hình trồng ớt cay xuất khẩu ở huyện xã Yên Lâm, huyện Yên Định, Tỉnh Thanh Hóa và về triển khai trồng trong vụ này”.
Người dân tiến hành trồng cây ớt cay theo hướng dẫn kỹ thuật từ công ty
TNHH Nam Dược Đông Á ở Thanh Hóa
Theo thực tế sản xuất tại Thanh Hóa, mỗi sào bình quân đạt từ 1,5 đến 2 tấn/sào đối với ớt cay Sừng Bò và 1 đến 1,2 tấn / sào đối với giống ớt Chỉ Thiên, sau 2 tháng sản xuất bắt đầu cho thu hoạch và thu hoạch trong 4 tháng. Theo giá tối thiểu ký bao tiêu với Công ty, mỗi sào có thể cho thu nhập từ 10 đến 12 triệu đồng, gấp 4 đến 5 lần trồng lúa và gấp 3 đến 4 lần so với trồng lạc. Nhằm động viên khuyến khích bà con nông dân sản xuất, UBND xã Cẩm Mỹ cũng có chính sách hổ trợ về nguồn giống cho bà con nông dân.
Mỗi sào ớt cay bình quân đạt từ 1,5 đến 2 tấn
Nếu việc sản xuất ớt cay thành công sẽ mở ra hướng phát triển kinh tế mới, tạo việc làm, tăng thu nhập cho bà con nông dân nơi đây.
Hồng Phượng – Đình Tuấn