Đồng chí Phạm Đăng Nhật - Phó bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện và đồng chí Bùi Quang Mai - UVBTV, Phó Chủ tịch UBND huyện vừa chủ trì buổi làm việc với phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn để đánh gía, rà soát các mô hình kinh tế, hình thức tổ chức sản xuất và đề án tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn. Dự hội nghi có đồng chí Lưu Thị Tâm - Phó chủ tịch HĐND huyện, đại diện phòng tài chính kế hoạch, phòng kinh tế hạ tầng.
Đồng chí Phạm Đăng Nhật - Phó bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện và đồng chí Bùi Quang Mai - UVBTV, Phó Chủ tịch UBND huyện vừa chủ trì buổi làm việc với phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn để đánh gía, rà soát các mô hình kinh tế, hình thức tổ chức sản xuất và đề án tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn. Dự hội nghi có đồng chí Lưu Thị Tâm, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện, đại diện phòng tài chính kế hoạch, phòng kinh tế hạ tầng.
Đồng chí Phạm Đăng Nhật - Phó bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện và đồng chí Bùi Quang Mai - UVBTV, Phó chủ tịch UBND huyện
chủ trì buổi làm việc với phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn để đánh gía, rà soát các mô hình kinh tế,
hình thức tổ chức sản xuất và đề án tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn
Sau hơn 3 năm tổ chức tái cơ cấu nông nghiệp huyện Cẩm Xuyên đã có sự thay đổi rõ nét trên tất cả các mặt. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch tích cực, tỷ trọng ngành chăn nuôi đạt từ 40% năm 2011 lên 57% năm 2016; toàn huyện đã thành lập được trên 84 HTX, trên 870 THT. Sau gần 6 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM từ năm 2011-2017 toàn huyện đã thành lập được trên 1200 mô hình kinh tế, trong đó có 200 mô hình lớn cho doanh thu mỗi năm trên 1 tỷ đồng; 130 mô hình vừa cho doanh thu trên 500 nghìn đồng còn lại mô hình nhỏ. Đáng chú ý sản xuất bước đầu được thực hiện theo hình thức doanh nghiệp hóa một số sản phẩm, liên kết hóa sản xuất giữa hộ nông dân, THT, HTX với doanh nghiệp với nhiều sản phẩm như: lợn, bò, lúa, cây dược liệu, trồng cây thức săn gia súc,trồng rau, củ quả. Tuy nhiên qua rà soát, đánh giá các mô hình, hình thức tổ chức sản xuất tăng nhanh về số lượng nhưng chất lượng hoạt động vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều doanh nghiệp, THT, HTX được thành lập và hoạt động hiệu quả chưa cao còn mang tính hìn thức; sự phát triển kinh tế giữa ba vùng miền đồng bằng, bán sơn địa và vùng biển chưa rõ nét, chưa khai thác được thế mạnh tiềm năng.
Cẩm Xuyên đã thành lập được trên 1200 mô hình kinh tế lớn
Để tạo bước đột phá mới trong giai đoạn năm 2017-2020 cấp ủy, chính quyền huyện Cẩm Xuyên tập trung thực hiện một số giải pháp, nhiệm vụ trong tâm trong đó xác định sản phẩm chủ lực giữa các vùng miền một cách cụ thể trong đó đồng bằng ưu tiên sản xuất cánh đồng lúa lớn theo hướng liên kết ; vùng bán sơn địa phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại sản phẩm chủ lực lợn, bò; vùng ven biển khai thác thủy sản phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ và phát triển nuôi trồng thủy sản; tiếp tục xây dựng các chuỗi liên kết nâng cao gía trị kinh tế trên đơn vị diện tích.
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Phạm Đăng Nhật - Phó bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện yêu cầu: phòng NN và PTNT huyện phải chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp với Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ và cây trồng vật nuôi; phòng tài nguyên môi trường, phòng kinh tế hạ tầng,phòng tài chính kế hoạch xây dựng kế hoạch cụ thể, bổ sung một số nội dung trọng tâm, trọng điểm trong tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, các mô hình kinh tế. Trong đó chú ý đến kinh tế giữa các vùng miền tạo ra sản phẩm chủ lực, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nâng cao giá trị kinh tế tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế huyện trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Hoài Thương- Minh Sơn