Huyện Cẩm Xuyên phối hợp với Sở khoa học và công nghệ vừa tổ chức hội nghị tập huấn triển khai đề án ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất phân hữu cơ vi sinh giai đoạn 2014-2016 và định hướng đến năm 2020 cho 150 thành viên là chủ tịch, phó chủ tịch hội phụ nữ, hội nông dân, cán bộ chuyên trách NTM, giám đốc HTX, tổ trưởng THT ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên.
Huyện Cẩm Xuyên phối hợp với Sở khoa học và công nghệ vừa tổ chức hội nghị tập huấn triển khai đề án ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất phân hữu cơ vi sinh giai đoạn 2014-2016 và định hướng đến năm 2020 cho 150 thành viên là chủ tịch, phó chủ tịch hội phụ nữ, hội nông dân, cán bộ chuyên trách NTM, giám đốc HTX, tổ trưởng THT ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên.
Tại lớp tập huấn các học viên đã được giới thiệu về chế phẩm Hatimic và kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ vi sinh , quy trình ủ phân bằng chế phẩm Hatimic. Cách thức sử dụng phân ủ hữu cơ vi sinh. Chế phẩm Hatimic có tác dụng phân giải rác thải, phế thải trồng trọt, mùn bã hữu cơ, phân gia súc, gia cầm làm phân hữu cơ vi sinh, cung cấp hệ vi sinh vật hữu hiệu; Thúc đẩy nhanh quá trình làm sạch nước thải; Làm giảm tối đa mùi hôi thối giúp bà con nông dân thuận lợi trong việc cải tạo đất, hạn chế nấm bệnh hại cho cây trồng, hạn chế mần bệnh có hại trong chất thải. Bên cạnh đó, các học viên cũng đã rút ra được kinh nghiệm về những bất cập trong sản xuất như: Lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, các phế phẩm nông nghiệp,chất thải trong chăn nuôi như đốt rơm rạ trên ruộng, lượng phân bón thải ra từ các chuồng trại còn nhiều chưa có quy trình ủ hợp lý gây ô nhiểm môi trường và mất chất dinh dưỡng của đất trồng. Ngoài ra có thể dùng rợm rạ, phân bón ủ phân hữu cơ vi sinh.
Để học viên nắm rỏ hơn hiệu quả sử dụng chế phẩm hữu cơ Hatimic, BTC cũng đã cho các học viên xem phóng sự về hiệu quả của việc ứng dụng chế phẩm hữu cơ Hatimic trong sản xuất thực tế tại một số địa phương.
Mục đích của lớp tập huấn nhằm phát động phong trào sử dụng chế phẩm sinh học để sản xuất phân hữu cơ vi sinh trên toàn tỉnh nhằm cải tạo đất, thức đẩy phát triển các sản phẩm chủ lực, xử lý ô nhiễm môi trường; Tái sử dụng các loại phế thải nông nghiệp để sản xuất phân bón hạn chế tình trạng đốt hoặc xã bừa bãi các phế thải nông nghiệp ra đường gây ô nhiễm môi trường và mất an toàn giao thông, tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích.
Tin, ảnh: Ngọc Long – Phương Thảo.