Điểm xuất phát thấp, đời sống người dân còn nhiều khó khăn là những hạn chế không nhỏ trong mục tiêu hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM) của xã bán sơn địa Cẩm Lạc (Cẩm Xuyên). Nhưng, với lợi thế đội ngũ cán bộ tuổi đời còn trẻ, tập thể BCH Đảng bộ xã đoàn kết, nhất trí cao, dường như đích đến NTM trong năm 2015 của Cẩm Lạc đang dần hiện hữu...

Điểm xuất phát thấp, đời sống người dân còn nhiều khó khăn là những hạn chế không nhỏ trong mục tiêu hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM) của xã bán sơn địa Cẩm Lạc (Cẩm Xuyên). Nhưng, với lợi thế đội ngũ cán bộ tuổi đời còn trẻ, tập thể BCH Đảng bộ xã đoàn kết, nhất trí cao, dường như đích đến NTM trong năm 2015 của Cẩm Lạc đang dần hiện hữu...

 

 


Đường về làng văn hóa Đinh Hồ.

 

Còn nhiều công việc cấp ủy, chính quyền và người dân xã Cẩm Lạc phải làm để có thể cán đích bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM. Nhưng, nhìn vào lộ trình thực hiện, khối lượng công việc đã làm thì câu chuyện xây dựng NTM nơi đây đang giúp nhiều địa phương khác rút ra các bài học quý. Về thực chất, NTM chính là nâng cao một bước về đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Muốn vậy, phải tập trung mũi nhọn sản xuất, hình thành các phong trào thi đua lao động giỏi, tận dụng tối đa ưu thế địa phương, nâng cao thu nhập cho các gia đình.

Quyết tâm chính trị cao và căn cơ trong từng sự xác định, cấp ủy, chính quyền Cẩm Lạc đã xây dựng cụ thể đề án phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân trên cơ sở tập trung phát triển chăn nuôi, cụ thể hóa vấn đề liên kết hóa, xã hội hóa, doanh nghiệp hóa trong sản xuất.

Từ rất sớm, xã đã chỉ đạo hình thành khu chăn nuôi tập trung với diện tích 102 ha, chú trọng phát triển các mô hình liên kết tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn. Cùng với chỉ đạo thành lập 3 tổ hợp tác chăn nuôi, xã đã có giải pháp phát triển các mô hình kinh tế theo các quy mô khác nhau, trong đó có 2 mô hình lớn, 9 mô hình vừa, 241 mô hình nhỏ; giá trị chăn nuôi chiếm 57% giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp. Mặt khác, cấp ủy, chính quyền đã tăng cường chỉ đạo người dân tận dụng tốt diện tích vườn đồi, phát triển lâm nghiệp và hình thành các mô hình vườn rừng, cho hiệu quả kinh tế cao.

Điều đáng nói trong câu chuyện kích cầu phát triển sản xuất, chăn nuôi nơi đây chính là quyết tâm của cấp ủy, chính quyền. Không chỉ xác định hướng đi, tính toán kỹ mô hình phát triển, xã còn ban hành các cơ chế, chính sách quan trọng. Trong 2 năm 2013 và 2014, tổng ngân sách cấp xã hỗ trợ phát triển sản xuất lên đến hơn 500 triệu đồng. Tìm hiểu thực tế tại đơn vị, bên cạnh các hỗ trợ cơ bản như: xây dựng bể biogas 1 triệu đồng/bể (hiện có 92 bể); hỗ trợ mô hình chăn nuôi lợn với giá trị 10 triệu đồng cho quy mô từ 100-150 con, 7 triệu đồng quy mô từ 60-100 con, 5 triệu đồng quy mô 60 con; hỗ trợ nuôi gà, trồng lạc, còn có nhiều chính sách thiết thực và không kém phần thú vị như: mỗi con bê ra đời hỗ trợ 200.000 đồng, mỗi lần dẫn tinh thành công thưởng người dẫn 100.000 đồng…

Phát triển sản xuất đã tạo cơ hội việc làm và thu nhập cho người dân, từ đó, việc khơi dậy sức dân trong xây dựng NTM sẽ có nhiều thuận lợi. Trong 5 năm qua (2010-2015), các thiết chế điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa thôn và các công trình phúc lợi được tập trung đầu tư. Trị giá nguồn vốn xây dựng đạt trên 169 tỷ đồng. Trong 5 năm, đã thi công gần 57 km đường nhựa, bê tông, trong đó, nhân dân đóng góp xây dựng hơn 43 km, làm 5 nhà hội quán. Việc đầu tư cơ sở vật chất đã tác động tích cực, tạo sự chuyển biến rõ nét trên lĩnh vực văn hóa - xã hội. Các trường tiểu học, mầm non và trạm y tế đạt chuẩn, các phong trào văn hóa - văn nghệ, TDTT phát triển đều khắp các thôn, góp phần củng cố khối đại đoàn kết. Cùng với việc tôn tạo nhiều di tích lịch sử văn hóa, xã đã huy động nhiều nguồn lực, phát huy tinh thần tương thân, tương ái làm mới 314 ngôi nhà, tặng 28 sổ tiết kiệm, phấn đấu trong năm 2015 sẽ hoàn thành việc làm nhà ở cho người có công.

Trao đổi với chúng tôi về những thành tích, kết quả đã đạt được, Bí thư Đảng ủy Nguyễn Văn Duẩn cho biết: “Trước hết, cấp ủy phải thể hiện được sức mạnh và tính chiến đấu; phải cụ thể hóa nhiệm vụ xây dựng Đảng thành các mục tiêu phát triển KT-XH tại địa phương thông qua các nghị quyết, chỉ thị. Bên cạnh đẩy mạnh quán triệt, tuyên truyền các nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, việc học tập và làm theo tấm gương Bác, thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, cấp ủy cơ sở phải chỉ đạo, cụ thể hóa thành chương trình hành động, làm cho mỗi chi bộ, cán bộ, đảng viên, hội viên thấm nhuần sâu sắc các quan điểm, có việc làm cụ thể để thực hiện. Công tác chính trị tư tưởng và tổ chức thực hiện tốt sẽ có tác động tích cực đến hệ thống chính trị, tạo ra sự đồng bộ, hiệu quả. Đây chính là chìa khóa để khơi dậy sức dân, giúp người dân tiếp cận tốt cơ chế, chính sách của các cấp để phục vụ cho đời sống của chính mình”.

Chặng đường tới, với phương châm “4 xóa” (xóa tư tưởng trông chờ ỷ lại, xóa tư tưởng lạc hậu, xóa nghèo, xóa vườn tạp độc canh), Đảng bộ, chính quyền và người dân Cẩm Lạc coi đó là mấu chốt để giải quyết các nhiệm vụ quan trọng tại cơ sở, trong đó, tập trung là cán đích và củng cố vững chắc các tiêu chí NTM; tiếp tục chỉ đạo sản xuất, giải quyết các vấn đề về thu nhập, việc làm trên cơ sở thực hiện sâu sắc bài toán “3 hóa” (liên kết hóa, xã hội hóa, doanh nghiệp hóa trong sản xuất); tăng cường kêu gọi, xã hội hóa đầu tư, nâng cấp kết cấu hạ tầng; thực hiện có hiệu quả, tạo chuyển biến tích cực về đời sống văn hóa - xã hội, nhất là những nội dung trong Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 9 (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam.

Theo: Biện Nhung - Mạnh Hà

Baohatinh.vn

T

Biện Nhung - Mạnh Hà


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Bản đồ hành chính
PHÁT THANH CẨM XUYÊN
Thống kê: 257.560
Trong năm: 153.800
Trong tháng: 53.061
Trong tuần: 16.306
Trong ngày: 351
Online: 17