Tết trung thu hay còn gọi là lễ hội trăng tròn, được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm. Vào thời điểm này, quỹ đạo mặt trăng nằm ở quỹ đạo thấp nhất so với đường chân trời nên mặt trăng sẽ sáng và lớn hơn nếu nhìn từ trái đất so với các thời điểm khác trong năm

ết trung thu hay còn gọi là lễ hội trăng tròn, được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm. Vào thời điểm này, quỹ đạo mặt trăng nằm ở quỹ đạo thấp nhất so với đường chân trời nên mặt trăng sẽ sáng và lớn hơn nếu nhìn từ trái đất so với các thời điểm khác trong năm.

Truyền thuyết về tết trung thu ở Việt Nam
     Tết trung thu ở nước ta xoay quanh truyền thuyết về chị Hằng, chú Cuội, Cá hóa Rồng,… 
Cá hóa Rồng là câu chuyện kể về một con cá chép làm việc rất chăm chỉ và cần mẫn, cối cùng hóa rồng và bay lên trời.

 
     Trên mặt trăng, hình ảnh chị Hằng sống trong cung điện Ngọc Bích, trên tay bồng Thỏ Ngọc. Còn ngồi dưới gốc cây đa là chú Cuội. Khi đốn cây trong rừng Cuội tìm được một lọai cây có khả năng chữa bách bệnh, Cuội đem về nhà trồng để cứu người. Vì là cây thần nên không được tưới bằng nước bẫn, tuy nhiên sau khi vợ Cuội mất trí nhớ do bị bọn cướp giết hại, vợ Cuội đã vô ý vi phạm, cây thần từ từ bay lên trời . Vừa lúc đó thì Cuội đi rừng kiếm củi về đến nhà. Thấy thế, Cuội hốt hoảng vứt gánh củi, nhảy bổ đến, toan níu cây lại. Nhưng cây lúc ấy đã rời khỏi mặt đất lên quá đầu người. Cuội chỉ kịp móc rìu vào rễ cây, định lôi cây xuống, nhưng cây vẫn cứ bốc lên, không một sức nào cản nổi. Vì vậy, ngày nay khi ta nhìn lên mặt trăng vào những ngày trăng tròn, chú ta có thể thấy hình ảnh chú Cuội đang ngồi dưới gốc cây đa. 
Ý nghĩa của tết trung thu 
    Trải qua hàng ngàn năm, con người luôn cho rằng có mối liên hện giữa cuội đời và vầng trăng. Trăng tròn và trăng khuyết, niềm vui nỗi buồn, sự đoàn tụ, sum họp hay chia tay. Cũng từ đó trăng tròn là biểu tượng của sum họp và Tết trung thu cũng được gọi là Tết đoàn viên. 
    Trong ngày vui này, Theo phong tục người Việt, tất cả các thành viên trong gia đình đều mong muốn quây quần bên nhau. Cha mẹ, ông, bà bày cỗ cho con, cháu mừng trung thu, mua và làm lồng đèn thắp bằng nến trong nhà để con, cháu rước đèn. Cỗ mừng tết trung thu gồm bánh trung thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa. 
    Đây là dịp thể hiện tình cảm gia đình, bạn bè, họ hàng. Người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng,… 
    Khi đêm xuống, mặt đất ngập tràn ánh trăng vàng, xóm làng cùng nhau tụ họp uống nước chè xanh, ăn bánh, ngắm trăng. Ban ngày cúng tổ tiên, tối bày hoa quả, bánh kẹo cho trẻ em vui chơi, rưới đèn, múa Lân, trông trăng, phá cỗ,… thật vui. Con Lân tượng trưng cho điềm lành. 
    Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba “thình, thùng, thình.” Ngày xưa trai gái dùng điệu hát trống quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám. Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát.

   Tết trung thu trước kia là tết của người lớn, dần dần trở thành tết của trẻ em. Đây cũng là dịp mà Đảng và nhà nước, các tổ chức đòan thể thể hiện sự quan tâm đến trẻ em, những chủ nhân tương lại của đất nước. Nhiều nơi địa phương tổ chức tết trung thu cho các em với nhiều hình thức: tổ chức văn nghệ, rước đèn, tặng quà cho các em,….

              

     Trong dịp Tết Trung Thu, trẻ em có dịp được học bài hát “Rước Đèn Tháng Tám” một cách thích thú: “Tết Trung Thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường. Lòng vui sướng với đèn trong tay. Em múa ca trong ánh trăng rằm. Đèn kéo quân với đèn cá trắm, đèn thiên nga với đèn bươm bướm. Em rước đèn này đến cung trăng. Đèn xanh lơ với đèn tím tím, đèn xanh lam với đèn trắng trắng. Trông ánh đèn rực rỡ muôn màu.”

    Nói đến trung thu, chúng ta lại tưởng nhớ đến Bác Hồ, vị cha già kính yêu của dân tộc. Sinh thời, Bác Hồ luôn luôn dành tình cảm và sự quan tâm đặc biệt cho trẻ em- những chủ nhân của đất nước: 
                                         Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh, 
                                     Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng. 
Dù ở núi rừng Việt Bắc lãnh đạo kháng chiến, nhưng trung thu nào Bác vẫn luôn nhớ tới các cháu thiếu nhi: 
                                                Trung thu trăng sáng như gương 
                                            Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng 
                                                  Sau đây Bác có mấy dòng 
                                            Gửi cho các cháu, tỏ lòng nhớ thương 
                                                                                   (Thư trung thu – 1941) 
Tình cảm triều mến đó cũng là niềm mong mỏi của Bác đối với lớp mầm non tương lai của đất nước: 
                                                  Mong các cháu cố gắng 
                                                  Thi đua học và hành 
                                                  Tuổi nhỏ làm việc nhỏ 
                                                  Tùy theo sức của mình 
                                                   Để tham gia kháng chiến 
                                                   Để gìn giữ hòa bình 
                                                   Các cháu hãy xứng đáng 
                                                   Cháu Bác Hồ Chí Minh 
                                                                           (Thư trung thu năm 1952)


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Bản đồ hành chính
PHÁT THANH CẨM XUYÊN
Thống kê: 254.003
Trong năm: 150.243
Trong tháng: 45.184
Trong tuần: 12.622
Trong ngày: 5.249
Online: 7