Vụ đông xuân năm nay toàn huyện Cẩm Xuyên gieo cấy trên 8700 ha lúa. Hiện nay cây lúa đang trong giai đọan đẻ nhánh. Qua báo cáo của Trạm bảo vệ thực vật huyện một số loại sâu bệnh gây hại đã xuất hiện trên lúa đáng chú ý là bệnh đạo ôn gây hại cục bộ trên diện tích gần 30 ha.
Vụ đông xuân năm nay toàn huyện Cẩm Xuyên gieo cấy trên 8700 ha lúa. Hiện nay cây lúa đang trong giai đọan đẻ nhánh. Qua báo cáo của Trạm bảo vệ thực vật huyện một số loại sâu bệnh gây hại đã xuất hiện trên lúa đáng chú ý là bệnh đạo ôn gây hại cục bộ trên diện tích gần 30 ha.
Bệnh đạo ôn gây hại cục bộ trên diện tích gần 30 ha
Các giống lúa bị nhiễm bệnh chủ yếu như IR35366, Xi 23, VTNa2. Một số ruộng tại xã Cẩm Huy, Cẩm Thăng, Cẩm Phúc lúa bị nhiễm với mật độ cao. Trước tình hình bệnh đạo ôn đang có chiều hướng lây lan nhanh trên một số diện tích lúa, Trạm bảo vệ thực vật huyện Cẩm Xuyên đã khuyến cáo bà con nông dân ngừng bón đạm và Kaly trên diện tích lúa đang bị nhiễm bệnh. Cắt bỏ và tiêu hủy lá lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn ra khỏi diện tích lúa. Đồng thời bà con nông dân có thể bón thêm vôi bột cho bám dính trên lá để hạn chế tốc độ phát triển và lây lan của bệnh. Trạm bảo vệ thực vật huyện đã khuyến cáo bà con nông dân để phòng bệnh có hiệu quả cao cần phun kịp thời các loại thuốc có tính đặc hiệu cao như Filia 525SE, Fuji one 40EC. Trong qúa trình phun thuốc cho lúa cần lưu ý phun khi lá khô, phun thuốc đúng nồng độ và liều lượng như hướng dẫn trên nhãn mác. Sau khi phun 5 -7 ngày cần kiểm tra lại, nếu lá lúa mới ra không không thấy vết bệnh thì bệnh đã dừng và tiếp tục theo dõi. Còn vết bệnh trên lá non thì phải phun lại, khi phun lại cần phải đổi loại thuốc khác để phun nhằm tránh hiện tượng bệnh kháng thuốc.
Tin, ảnh: Hoài Thương - Đình Tuấn