Sau chiến tranh, một số ít nhà nghiên cứu mang tư tưởng “xét lại” cho rằng, “đường ra trận mùa này đẹp lắm!” là khẩu hiệu của thời đại, kiểu diễn đạt văn chương bằng tư tưởng “phải đạo”. Ở góc độ mục đích, chủ trương sáng tạo quả là có chuyện đó, rằng văn chương phục vụ chính trị, cổ vũ nhiệt thành công cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc, xây dựng CNXH.

Sau chiến tranh, một số ít nhà nghiên cứu mang tư tưởng “xét lại” cho rằng, “đường ra trận mùa này đẹp lắm!” là khẩu hiệu của thời đại, kiểu diễn đạt văn chương bằng tư tưởng “phải đạo”. Ở góc độ mục đích, chủ trương sáng tạo quả là có chuyện đó, rằng văn chương phục vụ chính trị, cổ vũ nhiệt thành công cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc, xây dựng CNXH.

Chính bởi vậy, văn chương 1954-1975 thường được xem là văn chương phục vụ chính trị, hay còn gọi là được chính trị hóa. Tuy nhiên, khi đối chiếu văn chương với không khí thời đại, tâm thức của con người thời đại ấy thì vấn đề này có logic thực tế.

'Đường ra trận mùa này đẹp lắm!'
Ngã ba Đồng Lộc. Ảnh: Sỹ Ngọ

Điều ấy được chứng minh bằng những dẫn chứng tóm tắt sau:

1. Thế hệ người lính những năm chống Mỹ có đặc điểm chung: đi bộ đội ở độ tuổi mười tám, đôi mươi rất nhiều người tình nguyện đi bộ đội khi mới 16, 17 tuổi. Cái đáng chú ý ở đây là việc tình nguyện đi bộ đội không chỉ là hành động của những người sau này thường có cấp hàm cao trong quân đội mà còn ở những người lính trở lại làm nông dân sau khi chiến tranh kết thúc (đó là chưa tính vô vàn chiến sĩ đã ngã xuống). Hơn thế, nhiều chàng trai, đúng hơn, nhiều thiếu niên sẵn sàng viết thư bằng máu, thể hiện lòng yêu nước, căm thù địch, không ngại hy sinh tính mạng để góp phần bảo vệ Tổ quốc. Đây chính là những đặc điểm của tâm lí thời đại, tâm thức thời đại, rằng con người tư duy là tư duy trong bối cảnh thời đại.

2. Việc đi bộ đội thời chống Mỹ không chỉ là niềm vui của người lính. Cha tôi - chiến sĩ thuộc Sư đoàn 325, sư đoàn tham gia giải phóng miền Nam kể: hồi đó, cha viết thư bằng máu để vào bộ đội. Đi bộ đội không chỉ là niềm vui của những nam thanh niên mà còn là niềm vui, niềm tự hào, hãnh diện của các nữ thanh niên, của họ hàng, bà con lối xóm. Cha mẹ tôi còn kể lại, nếu hồi đó, nam thanh niên không đi bộ đội thì bị hàng xóm khinh miệt, các cô gái không dám đến gần, không lấy được vợ.

3. Nhật ký chiến trường của các liệt sĩ được xuất bản hoặc được lưu giữ trong bảo tàng đều cho thấy họ đã chiến đấu quên mình, hy sinh anh dũng. Lời văn trong các bức thư, trang nhật ký đều có văn phong, giọng điệu giống nhau. Đây là một đoạn trong bức thư của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh, quê ở Kiến Xương (Thái Bình) viết ngày 11/9/1972 tại Quảng Trị: “Mẹ kính mến! Con đi mẹ ở lại trăm tuổi bạc đầu, coi như con lúc nào cũng nằm bên mẹ, mẹ đừng buồn cho linh hồn con được thoải mái bay đi... Thôi mẹ nhé đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ quốc mai sau...”. Đây là lời tâm sự của chị Võ Thị Tần - Tiểu đội trưởng của mười cô gái TNXP hy sinh tại Ngã ba Đồng Lộc: “... Ở đây vui lắm mẹ ạ! Ban đêm, chúng nó thắp đèn để chúng con làm đường. Ban ngày, chúng đem bom giết cá để chúng con cải thiện. Bom đạn của chúng có thể làm rung chuyển núi rừng nhưng không thể làm rung chuyển trái tim của chúng con...”. Đó là chưa kể vô vàn lời tâm sự từ các bức thư, trang hồi ký của những con người mãi mãi tuổi hai mươi đã in thành sách như của Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc. Những lá thư thời chiến Việt Nam (Đặng Vương Hưng sưu tầm, biên soạn)... Các tình tiết trong những di bút dĩ nhiên là khác nhau do gắn với hoàn cảnh, trường hợp cụ thể, song điều đáng chú ý là giọng điệu, tâm lí của người viết rất giống nhau. Tất cả đều toát lên chất giọng chủ đạo là bình thản, có khi xem thường các thử thách đạn bom, cho thấy phẩm chất cốt yếu: lấy lí tưởng chiến đấu hy sinh làm trọng, lấy tinh thần chiến đấu vượt lên những thử thách nghiệt ngã phải đối mặt hằng ngày.

4. Không gian gắn với đời sống của con người Việt Nam, thậm chí trở đi trở lại trong trí nhớ người Việt Nam ấy là Trường Sơn, là các huyết mạch giao thông. Điều đó được thể hiện ở 2 điểm: thứ nhất, cơ bản con người Việt Nam đều tham gia vào bộ đội hoặc TNXP, làm giao liên, các nhiệm vụ phục vụ chiến đấu khác (dĩ nhiên địa điểm là tại chiến trường, các ngọn núi, bờ sông, các huyết mạch giao thông, các bến phà…).

Thứ hai, con người Việt Nam tâm thức lúc nào cũng nghĩ về Trường Sơn, về tiền tuyến, thậm chí là về các trận đánh (kể cả những người tham gia sản xuất ở hậu phương). Do đó, chiến tranh trong tâm lí, sự thức nhận của người Việt những năm tháng ấy là chuyện bình thường. Tức là, coi chiến tranh là bình thường. Từ đây, lí giải tại sao người dân hậu phương sẵn sàng dỡ nhà làm đường với khẩu hiệu “Xe chưa qua, nhà không tiếc”. Điều này khác với các nước phương Tây khi chiến tranh đa phần gắn với quân đội chính quy, trong khi ở nước ta, là chiến tranh toàn dân, toàn diện. Đấy cũng là một trong những nguyên nhân ra đời tâm thức của con người thời điểm ấy, hay nói khác hơn, sự toàn tâm, toàn ý, sự hướng tới một cách thường trực cho không gian chiến trường của cả một dân tộc.

Nhìn lại cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc những năm trước 1975 quả là chúng ta không thể nói hết bằng lời vì sự mất mát quá lớn mà không có sự lựa chọn. Trong đó, mất mát lớn nhất là hàng vạn thanh niên tuổi mười tám, đôi mươi mãi mãi hòa vào lòng đất, vĩnh viễn không thể trở về, mặc cho quê nhà mẹ già mỏi mòn chờ đợi. Nỗi đau đó dai dẳng đến cả hôm nay.

Tuy nhiên, vượt lên nỗi đau, chúng ta rất đỗi tự hào vì những lớp lớp thanh niên đã ngã xuống cho Tổ quốc được như ngày hôm nay. Họ vào quân ngũ với niềm vui được đóng góp, được chiến đấu vì lí tưởng cao đẹp, dẫu họ biết rằng, tính mạng của mình ngay trong chốc lát có thể trở thành hư vô. Đó là tâm lí thời đại quyết định những lựa chọn. Chúng ta cảm ơn những người con của Tổ quốc, đã chiến đấu và chiến thắng, tiếp tục thắp lên trong chúng tôi - những người trẻ, niềm tin về con người Việt Nam, một niềm tin bất diệt về lòng yêu nước nồng nàn.

Điều đó được thể hiện khá rõ trong đám tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - đám tang có hàng triệu thanh, thiếu niên đưa tiễn. Như vậy, con người tư duy là tư duy dưới thời đại, thời đại quyết định kiểu tư duy. Đồng thời, với tính mềm mại, ổn định của tính cách dân tộc (ở đây là lòng yêu nước), trong những bối cảnh cụ thể, tư duy của con người có những quãng lặp, từ đó có những xác quyết, hành động giống nhau. Đấy chính là những lí do căn bản nói lên rằng: “Đường ra trận mùa này đẹp lắm” là một phản ánh chính xác.

THEO: NGUYỄN MẠNH HÀ
      BAOHATINH.VN


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Bản đồ hành chính
PHÁT THANH CẨM XUYÊN
Thống kê: 254.091
Trong năm: 150.331
Trong tháng: 47.122
Trong tuần: 15.789
Trong ngày: 17
Online: 8