Tìm hiểu và du nhập nghề mới vừa cho thu nhập cao vừa phù hợp với điều kiện tự nhiên, phù hợp với hình thức chăn nuôi với hộ gia đình đang được nhiều hộ nông dân ở Cẩm Xuyên áp dụng.

Tìm hiểu và du nhập nghề mới vừa cho thu nhập cao vừa phù hợp với điều kiện tự nhiên, phù hợp với hình thức chăn nuôi với hộ gia đình đang được nhiều hộ nông dân ở Cẩm Xuyên áp dụng.
       Qua nghiên cứu điều kiên tự nhiên và tìm hiểu mô hình nuôi lợn rừng tại nhà, năm 2009 anh Nguyễn Phi Bình, thôn 11 xã Cẩm Mỹ đã mua một cặp lợn rừng giống trị giá 10 triệu đồng về nuôi. Để chăn nuôi có hiệu quả anh đã đi tham quan nhiều mô hình, qua đó học hỏi kinh nghiệm, tìm hiểu đặc tính và cách chăm sóc. Lợn rừng là loài ăn tạp nên rất dễ tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có tại gia đình như chuôi, sắn. Điều đáng nói, thịt lợn rừng đang được người tiêu dùng ưa chuộng nên có lợn xuất chuồng là có người tiêu thụ. Hiện nay, trên thị trường một kg lợn thịt có giá từ 300 đến 400 nghìn đồng, lợn giống trên 500 nghìn đồng. Nói về nghề chăn nuôi lợn rừng anh Nguyễn Phi Bình tâm sự :” Mặc dù là loại vật vật nuôi mới lạ nhưng lợn rừng  rất dễ thuần hóa, dễ nuôi chứ  không khó như nhiều người vẫn  nghĩ đặc biệt, nó rất thích hợp với điều kiên tự nhiên nơi đây. Qua ba năm phát triển chăn nuôi lợn rừng đã tạo ra nghề mới giúp kinh tế gia đình tôi đi lên”.

         Upload

  Upload


       Sau 3 năm đầu tư nuôi lợn rừng đã cho gia đình anh nguồn thu nhập hơn 250 triệu đồng.Từ kết quả mang lại anh Nguyễn Phi Bình tiếp tục mở rông quy mô chăn nuôi theo hướng hàng hóa. Đến nay, đàn lợn rừng của anh đã có 23 con cả lợn thịt và lợn giống và đang trong thời kỳ sinh trưởng phát triển tốt thích nghi với điều kiện tự nhiên nơi đây. Điều đáng nói, từ mô hình của anh nhiều hộ dân trong xã đã đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm, anh rất tận tình hướng dẫn nhờ vậy mô hình chăn nuôi lợn rừng tại xã Cẩm Mỹ đang phát triển mạnh. Nhiều hộ đã xác định chăn nuôi lợn rừng thực sự là nghề xoá đói giảm nghèo cho người dân, mở ra một hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn xã. Đánh giá mô hình chăn nuôi lợn rừng của hộ anh Bình anh Lê Ngọc Hà, Trưởng phòng nông nghiệp huyện cho biết: “Nhờ biết tận dụng lợi thế của một xã vùng núi đất đai rộng lớn, điều kiện tự nhiên thích hợp cho phát triển chăn nuôi lợn rừng đã đưa lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ anh Bình. Từ mô hình này sẽ mở ra hướng đi mới cho người dân những xã vùng núi, bán sơn địa ”

    Upload

  Upload


             Điều đáng nói, nuôi lợn rừng cho giá trị kinh tế cao nhưng nguồn vốn đầu tư ban đầu để mua con giống khá lớn. Vì vậy, để có nhiều mô hình nuôi lợn rừng tại xã miền núi Cẩm Mỹ chính quyền và các tổ chức đoàn thể cần tổ chức các cuộc tham quan đánh giá hiệu quả của mô hình, cũng như nắm bắt nhu cầu về vốn, con giống của các hộ dân để có các biện pháp, và chính sách giúp đỡ để hộ dân yên tâm bước vào chăn nuôi.

                                                                                                                              Hoài Thương- Đình Tuấn


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Bản đồ hành chính
PHÁT THANH CẨM XUYÊN
Thống kê: 262.708
Trong năm: 158.929
Trong tháng: 45.140
Trong tuần: 5.151
Trong ngày: 329
Online: 3