Huyện Cẩm Xuyên vừa tổ chức trình diễn máy cấy mạ khay tại thôn Trung Nam xã Cẩm Thành. Đến dự ở Tỉnh có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, UVBCH Trung ương Đảng, Bí thư Tĩnh Uỷ, Chủ tịch HĐND Tỉnh, đồng chí Lê Đình Sơn, Phó chủ tịch UBND Tỉnh, đại diện một số cơ quan ban nghành cấp Tỉnh. Ở huyện có đồng chí Nguyễn Văn Huyên
Huyện Cẩm Xuyên vừa tổ chức trình diễn máy cấy mạ khay tại thôn Trung Nam xã Cẩm Thành. Đến kiểm tra, ở Tỉnh có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, UV BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh Uỷ, Chủ tịch HĐND Tỉnh, đồng chí Lê Đình Sơn, Phó chủ tịch UBND Tỉnh, đại diện một số cơ quan ban nghành cấp Tỉnh. Ở huyện có đồng chí Nguyễn Văn Huyên, TUV, Bí thư huyện Uỷ, đồng chí Đặng Quốc Cương, Phó bí thư thường trực Huyện Uỷ, Chủ tịch HĐND huyện, đồng chí Nguyễn Đình Hải, phó bí thư huyện Uỷ, chủ tịch UBND huyện, đồng chí Trần Hữu Duyệt, phó CT UBND huyện. Đại diện một số ban nghành cấp huyện.
Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Cẩm Xuyên đã có những chuyển biến tích cực, năng suất, sản lượng lúa đã tăng lên nhanh, bước đầu đã hình thành được những cánh đồng mẫu cho hiệu quả kinh tế cao. Ngoài việc áp dụng tiến bộ KHKT về giống, phân bón, quy trình thâm canh, nâng cấp hệ thống hạ tầng đồng ruộng huyện Cẩm Xuyên cũng đã đẩy mạnh thực hiện cơ giới hoá trong các khâu của sản xuất nông nghiệp. Nhờ vậy đã góp phần giảm sức lao động thủ công, giảm chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới và thực hiện đề án sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân, để đáp ứng nhu cầu sản xuất lúa hàng hóa hiện nay, UBND huyện Cẩm Xuyên đã chỉ đạo xã Cẩm Thành và HTX TTCN & DVTM Cẩm Thành xây dựng đề án “Thí điểm sử dụng máy cấy vào sản xuất lúa tại xã Cẩm Thành - huyện Cẩm Xuyên”.
Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh và huyện kiểm tra khay lúa
được sản xuất theo quy trình Nhật Bản
Trong đó giống lúa sử dụng là lúa thơm RVT của công ty CP giống cây trồng TW, được HTX TTCN & DVTM Cẩm Thành bắc mạ trên khay và cấy lúa trên đồng ruộng bằng máy cấy bán tự động Kubuta SPW – 48C của Nhật Bản. Cấy trên diện tích 5ha thôn Trung Nam xã Cẩm Thành. Máy cấy mạ bán tự động Kubuta SPW-48 C có công suất làm việc hơn 40 công/máy/ngày, 0,8-1 ha/ngày (8 giờ), cấy được 4 hàng/lần cấy, tiêu thụ từ 4,7-5 lít xăng/ngày (8 giờ. Được biết máy cấy Kubuta SPW-48 C trị giá 95 triệu đồng, trong đó UBND huyên Cẩm Xuyên hỗ trợ 57 triệu đồng (60%) và chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 – 2015 hỗ trợ 38 triệu đồng (40%).
So sánh sơ bộ việc sử dụng máy cấy và phương thức canh tác gieo thẳng, cấy thủ công, cho thấy: việc sử dụng máy cấy giảm công lao động cho người nông dân, ít phải sử dụng thuốc BVTV, giảm lượng giống, quá trình chăm sóc cũng dễ hơn, phù hợp với hình thức sản xuất quy mô lớn, sản xuất giống và sản xuất gạo hữu cơ chất lượng cao theo hướng hàng hoá.
Các đ/c Lãnh đạo Tỉnh, huyện và đông đảo bà con đang xem quy trình cấy lúa
trên đồng ruộng bằng máy cấy bán tự động Kubuta SPW – 48C của Nhật Bản
Bên cạnh đó việc sử dụng cơ giới hoá đồng bộ trong khâu sản xuất lúa sẽ nâng cao chất lượng làm đất, làm cho đất bằng phẳng, tạo tầng đế cày sâu hơn tăng khả năng giữ nước, giữ phân bón của đất, xử lý tàn dư sâu bệnh, cỏ dại tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt. Mặt khác tăng khả năng quang hợp của quần thể ruộng lúa. Đảm bảo chất lượng giống lúa, chất lượng cây mạ, quá trình sinh trưởng và phát triển cho cây lúa. Nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cho người dân.
Việc sử dụng cơ giới hoá nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích
Việc đưa máy cấy vào sản xuất sẽ góp phần làm thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân từng bước hình thành vùng sản xuất lúa hàng hoá tập trung quy mô lớn, nhất là trong giai đoạn toàn huyện đang tập trung toàn lực cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM như hiện nay.
Tin, ảnh: Đình Tuấn