Nghe người già kể lại, ngày xưa đền thượng tướng bao phủ cả một vùng rộng lớn hàng chục Hecta. Ngoài điện chính, xung quanh là cây cối rậm rạp, nhiều nhất là Mít và Muỗm, Ở trong khuôn viên lá cây bao giờ cũng ẩm ướt, kể cả lá rụng cũng không bao giờ lấy về đun bếp được. Nói thế để biết cây cối rậm rạp như thế nào.

Nghe người già kể lại, ngày xưa đền thượng tướng bao phủ cả một vùng rộng lớn hàng chục Hecta. Ngoài điện chính, xung quanh là cây cối rậm rạp, nhiều nhất là Mít và Muỗm, Ở trong khuôn viên lá cây bao giờ cũng ẩm ướt, kể cả lá rụng cũng không bao giờ lấy về đun bếp được. Nói thế để biết cây cối rậm rạp như thế nào.


Bên phải điện chính bây giờ còn có Điện thờ ông Tướng, có tượng Phật (Chợ Mới cũ ngày xưa) cho đến tận bờ hồ Hầu Thượng, Tương truyền hồ nầy là một hồ nước lớn, Nước trong vắt Mạch nước ngầm không bao giờ cạn kể cả vào mùa khô. Hồ này là nơi bà con trong làng ngâm Gió làm giấy. Hồ Hầu Thượng cũng thuộc hệ thống đền Thượng tướng. Hồ rộng hàng mấy mẫu, xung quanh cây cối, lau sậy um tùm, từ thời xưa tương truyền lại có một con Khái (Hổ) từ rừng rậm Cẩm quan, Cẩm duệ về đây trú ngụ sau chết ở đây. Dưới hồ tôm cá không kể hết, có con to hàng yến

Bên trái đình bây giờ có một hồ nước, người dân trùng tu đền mới đào vài năm gần đây và đã bị lấn chiếm. Nhưng ngày xưa, lúc tôi lớn lên đấy vẫn là một bãi cỏ lớn và bằng phẳng, trẻ con thường đá bóng ở đây và nghe người lớn gọi lạ Sân Phụ lão. Ở góc sân bên phải theo hướng Đông có một cây Đa to(Khoảng 80 Năm), bây giờ vẫn còn và nằm ngay trên đường chính vào làng. Ở góc sân phía nam có một cái Giếng cổ, Người dân gọi là Giếng Thềm. Giếng có bán kính khoảng 3m được xây bằng đá, đá ong xung quanh lát đá( Bây giờ đã xuống cấp và đang được tu tạo). Giếng thềm ngày xưa nổi tiếng trong vùng về nước trong, không bao giờ cạn. theo lời kể lại thì có một năm hạn hán khắp vùng, Ko có một hạt mưa người dân phải đi ghánh nước ở Giếng này về để dùng, và con đường chính vào làng ngày xưa đêm đêm tấp nập người ghánh nước vì thế đường này người dân quen gọi là đường Ghánh nước(Giờ ít người gọi băng cái tên đấy). Giếng Thềm bị xuống cấp, rêu phong, nứt nẻ và vài năm trước tự dưng khô hẳn, các cụ bô lão đã làm lễ khai thông mạch nước, và bây giờ đã có nước lại, được tu tạo đẹp hơn nhưng vẫn giữ nét cổ kính.

Cổng tam quan ngày xưa, lúc tôi lớn lên cũng rất đẹp và cổ kính, còn giữ nguyên nét tinh xảo, chạm khắc rồng phượng, được làm bằng mật ong và vôi sò, 2 bên cổng có tượng 2 con ngựa được đắp nổi rất đẹp mắt, 2 cổng phụ 2 bên mang dáng dấp cổ xưa. Đầu đài được đắp hình hoa sen chĩa thẳng lên trời mang đậm nét kiến trúc đình đền cổ

Phía truớc cổng Tam quan tương truyền có 2 cột Nanh bằng đá lớn và đứng cạnh Giếng thềm. Do những năm thời bao cấp ở vùng quê này hiều nhầm giữa mê tín dị đoan và tín ngưỡng đã phá đi để lấy đá làm đường, tuy bây giờ vẫn giữ lại được một số chi tiết gỗ ngày xưa để trùng tu nhưng cũng đã mất mát đi nhiều.

Bên cạnh sân Phụ lão, bên kia đường Ghánh nước có một khu cây cối rậm rạp có kênh đào cũ Hộ độ(Do người dân hộ độ đắp) đi xuyên qua là khu Giồng Kép, khu này rất ít người biết vì nó nằm lọt sau cả một khu dân cư, cây cối rậm rạp vì ít người đặt chân đến. Ở trong khu Giồng kép có một cái am nhỏ, tương truyền để thờ những người chết trẻ là lính của ông tướng ngày xưa. Am này cũng đã được trùng tu và do một dòng họ lớn trong làng hương khói. Khu Giồng kép vẫn còn và giữ được nét hoang sơ, khu này sau vườn nhà tôi nên lễ tết tôi vẫn thường thắp hương ở đấy. Nhất là đem giao thừa, nhưng giao thừa này do không về quê được nên đành...

Cùng một hệ thống với Ngôi đền, về phía nam, cách đấy khoảng 100m là ngôi Miếu Thành hoàng làng Hầu thượng. Ngôi miếu này gần như vẫn giữ được nét hoang sơ cổ kính từ ngày xưa. Trước đây có một cây Sanh to đậu trên nóc miếu và kéo sập cả mái. Bây giờ mái hiên trước đã được làm lại còn mọi thứ vẫn giữ nguyên

 

Lễ hội làng hằng năm được bắt đầu từ miếu này. Bây giờ người dân nơi đây vẫn giữ phong tục hành hương đêm giao thừa, sau khi thắp hương ở bàn thờ tổ tiên xong mọi người tới Miếu thành hoàng, qua đền thượng tướng để thắp hương và cầu cho một năm phúc lộc đầy nhà, no ấm cả năm. Con cháu trong làng đi đâu xa vẫn qua Miếu này thắp hương cầu cho khởi hành may mắn. Lễ mừng thọ hằng năm, danh sách các cụ mừng thọ đều được báo cho Thành hoàng làng, rồi mới rước ảnh các cụ về nhà.

Dân làng Hầu thượng(Cát thiên) từ trước đến nay quanh năm đồng ruộng, chân chất bao nhiêu năm mà vẫn giữ được cho con cháu bao nét truyền thống của một ngôi làng có hàng nghìn năm lịch sử, tiếc là lớp trẻ bây giờ không còn mặn mà với những nét truyền thống đó.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin cùng chuyên mục
    Bản đồ hành chính
    PHÁT THANH CẨM XUYÊN
    Thống kê: 219.073
    Trong năm: 115.489
    Trong tháng: 92.728
    Trong tuần: 12.728
    Trong ngày: 1.043
    Online: 19